DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 102
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Hội thảo trước Đối thoại phòng chống tham nhũng lần thứ 13: các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam

Trong khuôn khổ hoạt động chuẩn bị cho Đối thoại phòng chống tham nhũng (PCTN) lần thứ 13, sáng nay (28/10), Thanh tra Chính phủ và Bộ Tư pháp phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh, Đại diện Bộ Phát triển Quốc tế Anh tại Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo trước Đối thoại PCTN lần thứ 13 với chủ đề “Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng”. Ông Giles Lever- Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, ông Trần Đức Lượng - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Nguyễn Khánh Ngọc – Thứ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội thảo.

Tại Hội thảo, ông Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, tham nhũng là một thách thức toàn cầu, không phân biệt chế độ chính trị, khu vực địa lý hay truyền thống văn hóa. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, thể chế kinh tế thị trường đang từng bước được hoàn thiện; cấu trúc của nền kinh tế đang thay đổi, trong khi năng lực quản trị công còn hạn chế, do vậy công tác PCTN còn là một thách thức lâu dài.

Năm 2014, thu hồi 46,9 tỷ đồng từ 54 vụ tham nhũng

Trình bày chuyên đề về thu hồi tài sản tham nhũng, ông Nguyễn Thanh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp cho biết, theo Báo cáo Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 của Chính phủ trình Quốc hội trong Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, qua thanh tra, các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện 54 vụ tham nhũng với số tiền 68,5 tỷ đồng, đã thu hồi được 46,9 tỷ đồng, đạt 68,5%, tăng 18,3% so với năm 2013. Lực lượng cảnh sát điều tra các cấp đã thụ lý 415 vụ án về tham nhũng với số tiền thiệt hại trên 6.740 tỷ đồng, đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 1500 tỷ đồng, đạt 22,3% tăng 14,1% so với năm 2013. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ thu hồi tham nhũng trên tổng số tài sản bị chiếm đoạt do hành vi tham nhũng gây ra còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Ngay từ khi ký Công ước quốc tế về chống tham nhũng (UNCAC) năm 2003, Việt Nam đã tích cực chủ động, nhanh chóng tổ chức triển khai xây dựng, ban hành mới và sửa đổi bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực hiện UNCAC. Tuy nhiên, thu hồi tài sản tham nhũng là vấn đề phức tạp, đặc biệt từ góc độ pháp lý quốc tế và pháp luật trong nước, và vẫn là một vấn đề mới đối với Việt Nam.

Hiện nay, chưa có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng, trong đó xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cơ quan tham gia. Theo ông Tú “trong cuộc chiến lâu dài để thu hồi tài sản tham nhũng về cho quốc gia và hỗ trợ các nước thu hồi tài sản tham nhũng, Việt Nam cần nỗ lực: hoàn thiện thể chế trong nước để tạo cơ sở pháp lý bảo đảm việc thực hiện hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng, hoàn thiện về tổ chức bộ máy, cơ chế phối hợp để thực hiện các yêu cầu về thu hồi tài sản tham nhũng; tăng cường thực thi pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng; chuẩn bị và thực hiện hoạt động rà soát, đánh giá thực thi UNCAC theo Nghị quyết về cơ chế đánh giá của Hội nghị các quốc gia thành viên UNCAC”. 

Đồng tình với ông Tú, ông Trương Minh Mạnh, Phó Vụ trưởng Vụ 1B, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng, trên cơ sở số liệu cụ thể về tình hình phát hiện, xác định, thu hồi tài sản bị tham nhũng trong thời gian qua, công tác điều tra phát hiện và xử lý tội phạm về tham nhũng đã có nhiều chuyển biến. Ông cũng đề xuất bổ sung thêm những giải pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm và thu hồi tài sản tham nhũng, trong đó nhấn mạnh việc tăng cường năng lực, trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng; sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan này theo hướng cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm tham nhũng, bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả trong thực thi chức năng, nhiệm vụ.

Cơ quan chống tham nhũng phải thực sự độc lập 

Theo ông Jairo Acuna-Alfaro, Cố vấn Chính sách, Quản trị công và PCTN của UNDP tại Việt Nam, Việt Nam đang áp dụng cơ chế liên ngành về PCTN, tuy nhiên thách thức của cơ chế này là vấn đề điều phối cũng như phân công, phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan. Ông nhấn mạnh vấn đề độc lập của các cơ quan chống tham nhũng, để các cơ quan này không bị chi phối bởi bất kỳ cơ quan nào khác. Do đó, phải tăng cường nguồn lực cho cơ quan đặc trách chống tham nhũng, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là phù hợp và cần thiết để cải thiện tích cực và hiệu quả của PCTN. Một cơ quan chống tham nhũng tự chủ sẽ có đủ năng lực áp dụng các biện pháp thực thi pháp luật và hình phạt chống tham nhũng theo đúng yêu cầu pháp luật. “Luật Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam chưa có chế tài rõ ràng, nên chưa phát huy được hiệu quả, chưa thực hiện được chức năng trừng phạt” ông Jairo nói.

Cần có cơ quan chuyên trách về thu hồi tài sản tham nhũng

Đồng tình với khuyến nghị của ông Jairo về vấn đề cơ quan PCTN phải thực sự độc lập, Ông Chris Batt, Cố vấn của UNODC/World Bank AML/CFT, Khu vực Mekong cũng đưa ra khuyến nghị: Việt Nam cần phải có cơ quan chuyên trách và độc lập về thu hồi tài sản tham nhũng. Việc đặt cơ quan này trực thuộc ở đâu không quan trọng, vấn đề là phải hoạt động độc lập và họ sẽ dần tích lũy sâu được kinh nghiệm về thu hồi tài sản để hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, ông cũng nêu một số khuyến nghị khác đối với Việt Nam, trong đó có vấn đề duy trì và quản lý tài sản thu hồi từ vụ tham nhũng để giữ lại được giá trị của tài sản đó trước khi có những bản án, phán quyết của Tòa án.

Ghi nhận những nỗ lực khác nhau về vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng, cũng như những nỗ lực của Việt Nam trong việc tuân thủ những quy định của luật pháp quốc tế, ông Giles Lever, Đại sứ Anh tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam vẫn phải mạnh mẽ hơn nữa, cần có định hướng chính trị ở cấp cao một cách rõ ràng, để có công cụ thực hiện luật pháp hiệu quả. 

Xây dựng niềm tin cho người dân trong việc tố cáo tham nhũng

Tại Việt Nam đa số các vụ việc về tham nhũng là do người dân tố giác, nhưng theo khảo sát và điều tra xã hội thì vụ việc tham nhũng do người dân tố cáo vẫn là con số khiêm tốn. Thực tế cho thấy, cơ chế phản hồi của các cơ quan chức năng về vụ việc tham nhũng do người dân tố cáo vẫn chưa hiệu quả, người dân tố giác nhưng chưa thấy được “hậu của vấn đề tố giác”, chưa thấy được hiệu quả của việc xử lý những vụ tham nhũng. Các đại biểu đề nghị, cần phải nâng cao cơ chế phản hồi của cơ quan chức năng về tố cáo tham nhũng của người dân, đẩy mạnh việc xử lý các vụ việc tham nhũng để xây dựng niềm tin cho người dân trong việc tố cáo tham nhũng.

Ông Trần Đức Lượng cho biết, trong lộ trình quốc gia về PCTN đã có hai bước tiến rất quan trọng: một là hoạt động xác minh và hai là hoạt động công khai tài sản (mặc dù mới ở phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị), bên cạnh đó là hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Ông khẳng định: “mặc dù tình hình tham nhũng còn phức tạp, nhưng quyết tâm của Đảng và Nhà nước về PCTN là rất cao”.

Đánh giá cao những ý kiến và khuyến nghị của các diễn giả, đại biểu tại Hội nghị về thu hồi tài sản tham nhũng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định: hệ thống pháp luật đã có nhiều quy định về vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng, nhưng việc tổ chức thực hiện chưa thực sự hiệu quả, do đó cần phải hoàn thiện thêm các quy định của pháp luật về vấn đề này. Thực tế hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn nặng về xử lý hình sự, về mặt hành chính và dân sự vẫn chưa được chú trọng. Thứ trưởng cho rằng, Việt Nam cần tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và các khuyến nghị mà các diễn giả đã đưa ra tại Hội nghị để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.

(Nguồn: www.moj.gov.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam (14/1/2015)
Đề xuất tòa án có quyền bác quyết định khởi tố (14/1/2015)
Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. (14/1/2015)
Cải cách hành chính: Mệnh lệnh của cuộc sống hôm nay (14/1/2015)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Đề nghị tăng cường giám sát công tác thi hành án (14/1/2015)
Đề nghị tăng cường giám sát công tác thi hành án (14/1/2015)
Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu (14/1/2015)
“Giằng co” thẩm quyền ban hành văn bản của chính quyền cấp huyện (14/1/2015)
Vướng mắc thủ tục ly hôn chồng ngoại (14/1/2015)
Người bị tạm giam vẫn có quyền bầu cử (14/1/2015)
Hội nghị tập huấn chuyên sâu Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (14/1/2015)
Lễ Ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp giai đoạn 2014-2020 (14/1/2015)
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu tiếp Trưởng Đại diện DAAD và Trưởng Đại diện Viện FES (14/1/2015)
“Mở cửa” cho người nước ngoài làm quản tài viên? (14/1/2015)
Hội nghị tập huấn quán triệt nội dung yêu cầu triển khai thi hành nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính khu vực phía Nam (14/1/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design