Thưa ông, một trong những
nhiệm vụ quan trọng của công tác PBGDPL là kiện toàn hội đồng phối hợp
công tác PBGDPL ở các cấp để tăng cường sự chỉ đạo, kết nối giữa các
ngành. Vấn đề này ở Bắc Kạn đã được thực hiện ra sao?
- Thời gian qua, công tác PBGDPL trên
địa bàn tỉnh tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các
cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, sự chủ động của cơ quan thường
trực hội đồng PBGDPL các cấp, do đó công tác PBGDPL đã có nhiều chuyển
biến tích cực
Trong 6 tháng đầu năm 2012, hội đồng
phối hợp công tác PBGDPL tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định
kiện toàn hội đồng cấp tỉnh, hội đồng cấp huyện theo đó cũng được kiện
toàn.
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 109
hội đồng PBGDPL các cấp, các ngành, trong đó ngoài hội đồng PBGDPL của
tỉnh, 05 hội đồng PBGDPL ngành, còn có 8 hội đồng cấp huyện và 95 hội
đồng PBGDPL cấp xã.
Với vai trò là thường trực hội đồng, Sở
Tư pháp đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh và Hội đồng phối hợp công tác
PBGDPL tỉnh ban hành các văn bản về PBGDPL, trong đó tích cực lập kế
hoạch, tham mưu, hướng dẫn cấp huyện tổ chức hội thi "Cán bộ chính quyền
cơ sở với pháp luật" lần thứ nhất.
Nhìn chung Hội đồng phối hợp công tác
PBGDPL từ tỉnh đến xã đã phát huy được vai trò của mình trong công tác
PBGDPL, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, gắn kết chặt chẽ giữa các
thành viên tạo ra sự phối hợp thông suốt từ tỉnh đến xã.
Gần đây Bắc Kạn cũng đã có nhiều đổi mới trong cách thức tuyên truyền. Theo ông, hình thức nào được đánh giá có hiệu quả hơn cả?
- Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, ở
mỗi vùng đời sống kinh tế, nhận thức của người dân là khác nhau nên
phương châm của chúng tôi là đối tượng nào, hình thức ấy. PBGDPL ngoài
việc phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương thì còn phải thiết
thực với cuộc sống hàng ngày của người dân.
Rất nhiều hình thức được Bắc Kạn triển
khai có hiệu quả trong thời gian qua như PBGDPL thông qua tuyên truyền
miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hình thức biên soạn
và phát hành tài liệu, qua phiên toà xét xử lưu động... Tuy nhiên, tôi
đánh giá cao những hình thức PBGDPL như thông qua hoạt động tủ sách,
ngăn sách pháp luật
Hiện nay, tủ sách pháp luật có ở 122/122
xã, phường, thị trấn và 1401 ngăn sách pháp luật ở thôn, bản, tổ phố
cũng đã phát huy được hiệu quả, trong 6 tháng đầu năm có gần 10.000 lượt
người khai thác.
Hay thông qua hoạt động của các câu lạc
bộ. Toàn tỉnh hiện có hàng trăm câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật như
“Phụ nữ và pháp luật”,“ Pháp luật và đời sống” “Tuổi trẻ với pháp luật”,
“Phòng chống ma túy”, “Nông dân với pháp luật”.. và đặc biệt ở cấp xã
có 100 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, thông qua hoạt động của các câu lạc
bộ đã góp phần tích cực tuyên truyền các văn bản pháp luật, tư vấn, giải
đáp những vướng mắc pháp luật cho hội viên và nhân dân.
Hoạt động trợ giúp pháp lý cũng có nhiều
chuyển biến với trên 50 chuyến đi lưu động về cơ sở, tháo gỡ trực tiếp
những vướng mắc về pháp luật cho người dân...
Thưa ông, với một tỉnh còn
nhiều khó khăn như Bắc Kạn thì việc đưa pháp luật về với người dân vùng
sâu hẳn còn không ít khó khăn?
- Khó khăn nhất là vấn đề về kinh phí
hàng năm được cấp cho công tác PBGDPL ở cấp huyện còn hạn hẹp, chưa kịp
thời, do đó nhiều mảng công tác chưa triển khai đến tận cơ sở; biên chế
cán bộ làm công tác PBGDPL thiếu từ tỉnh đến cấp xã, trong khi đó khối
lượng công việc nhiều nên dẫn đến triển khai còn chậm, chưa đạt hiệu quả
như mong muốn; hoạt động tuyên truyền PBGDPL thông qua 5 mô hình tại cơ
sở đã có nhiều chuyển biến song vẫn còn hạn chế.
Nếu được sự quan tâm, tháo gỡ các vấn đề
nêu trên, tôi tin chắc hoạt động PBGDPL trên địa bàn Bắc Kạn sẽ có
nhiều chuyển biến hơn nữa.
Xin cảm ơn ông!
Bình An (thực hiện) |