Trước thực tế thời gian gần đây, một số lượng khá lớn người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với mục đích du lịch, sau đó tìm cách ở lại Việt Nam gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự, an toàn xã hội. Để hạn chế tình trạng đó, Dự thảo Luật đã quy định không cho phép nhập cảnh nếu không có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 17).
Về vấn đề chứng minh tài chính, để tránh gây phiền hà cho người nước ngoài, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung quy định gắn trách nhiệm bảo lãnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời và phải phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý những trường hợp phát sinh liên quan đến người mà mình đã mời, bảo lãnh tại Điểm c Khoản 2 Điều 46 Dự thảo Luật.
Dự thảo Luật quy định người nước ngoài xuất cảnh phải có chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú, thẻ thường trú còn giá trị, vì thời hạn người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam thể hiện thông qua chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú. Nếu hết thời hạn đó mà người nước ngoài vẫn ở Việt Nam là đã vi phạm pháp luật Việt Nam, phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp cần phục vụ cho các hoạt động tố tụng cũng như thi hành bản án, quyết định của Tòa án về hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình...cũng là đối tượng được tạm hoãn xuất cảnh.
Để thống nhất với quy định của Luật
biên giới quốc gia, dự thảo Luật quy định người nước ngoài không được cư
trú tại khu vực biên giới. Người có nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm cũng
sẽ không được nhập cảnh, và thẩm quyền quyết định thuộc về thủ trưởng
cơ quan biên phòng, cơ quan cửa khẩu.
Chưa có thị thực điện tử
Về vấn đề cấp thị thực, UBTVQH cho
rằng, việc xem xét, giải quyết cấp thị thực một lần hay nhiều lần phải
căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và mục đích nhập cảnh của họ, do đó,
không thể quy định ngay trong Luật các trường hợp và điều kiện kèm theo
để được cấp thị thực có giá trị một hay nhiều lần. Về thị thực điện tử,
cho đến nay nhiều nước đang áp dụng hộ chiếu có gắn chíp điện tử tích
hợp các thông tin cá nhân, chưa có hình thức thị thực điện tử. Thị thực
vẫn được cấp theo hình thức dán vào hộ chiếu hoặc cấp rời.
Các ĐB
QH đã đề nghị rà soát và quy định cụ thể về thời hạn thị thực để phù
hợp với từng đối tượng và thống nhất với quy định của Luật đầu tư và Bộ
luật lao động, UBTVQH đã quy định cụ thể thời hạn thị thực phù hợp với
mục đích nhập cảnh của từng đối tượng; chỉnh lý quy định thị thực cấp
cho người nước ngoài có giấy phép lao động với thời hạn không quá 02
năm; thị thực cấp cho người nước ngoài là nhà đầu tư có giấy phép đầu tư
với thời hạn không quá 05 năm.
Đối với các trường hợp thị thực hết
hạn nhưng có nhu cầu tiếp tục ở lại để hoàn thành công việc của mình, dự
thảo Luật đã bổ sung một điều quy định về cấp thị thực mới. Đối với thị
thực SQ, dự thảo quy định thời hạn không quá 30 ngày là phù hợp với đối
tượng, mục đích nhập cảnh và thực tế quản lý người nước ngoài nhập cảnh
không có cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước mời, bảo lãnh./. |