DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 21
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

“Cần hiểu đúng và thống nhất về nội dung, tinh thần Hiến pháp”

Hôm(5/4), phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tại 63 điểm cầu để giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa và điểm mới của Hiến pháp sửa đổi cho gần 500 báo cáo viên, tuyên truyền viên.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, việc tuyên truyền Hiến pháp cần được quan tâm và tiến hành một cách bài bản, khoa học nhằm góp phần đưa Hiến pháp đi vào cuộc sống và phát huy giá trị trong thực tiễn.
Nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân
Tại Hội nghị, các báo cáo viên, tuyên truyền viên của các Bộ, ngành, địa phương đã được nghe Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên giới thiệu về sự cần thiết, mục đích, yêu cầu, quan điểm, quá trình sửa đổi và phạm vi sửa đổi Hiến pháp năm 1992; những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013, đặc biệt là những nội dung đổi mới quan trọng về các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiến pháp, cả Viện trưởng Đinh Xuân Thảo và Thứ trưởng Hoàng Thế Liên đều cho rằng Hiến pháp mới là cơ sở hiến định quan trọng mở đường cho việc tiếp tục thực hiện cải cách và phát triển mọi mặt của đất nước, thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Với vai trò và ý nghĩa đặc biệt đó, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 32 về tổ chức thi hành Hiến pháp, xác định “Việc triển khai thi hành Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân”. Trên cơ sở Chỉ thị 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 718 và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 251 để tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp. 
Theo đó, đã xác định hai nhóm nhiệm vụ trọng tâm gồm tổ chức giới thiệu, tập huấn, phổ biến nội dung và ý nghĩa của Hiến pháp; tổ chức rà soát, lập danh mục đề xuất bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp. 
Hiện Chính phủ vẫn đang tiến hành song song hai nhóm nhiệm vụ nêu trên một cách nghiêm túc, bảo đảm tính tối thượng của pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát huy vai trò của Hiến pháp và pháp luật.
Lựa chọn hình thức và phương pháp tuyên truyền phù hợp
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, với vai trò là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất, việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến về Hiến pháp càng mang ý nghĩa quan trọng hơn, do đó cần được quan tâm và tổ chức một cách bài bản, khoa học trên phạm vi cả nước. 
“Việc tạo ra cách hiểu đúng và thống nhất về nội dung, tinh thần và ý nghĩa của Hiến pháp có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao ý thức chấp hành Hiến pháp và pháp luật, góp phần đưa Hiến pháp đi vào cuộc sống và phát huy giá trị trong thực tiễn, tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”- Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Đề cao trách nhiệm của các báo cáo viên, tuyên truyền viên trong việc chuyển tải nội dung và tinh thần của Hiến pháp, Phó Thủ tướng nhắc nhở các báo cáo viên, tuyên truyền viên sau khi lĩnh hội sâu sắc nội dung Hiến pháp cần lựa chọn hình thức và phương pháp phù hợp với trình độ, nhận thức pháp lý của từng đối tượng người dân khi phổ biến, giới thiệu Hiến pháp cho họ. 
Biểu dương sự chủ động, tích cực của nhiều Bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua, Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương kịp thời chỉ đạo và tạo điều kiện để các báo cáo viên, tuyên truyền viên thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giới thiệu về Hiến pháp năm 2013 trong phạm vi cơ quan, địa phương mình; bảo đảm việc triển khai thi hành Hiến pháp được sâu rộng, hiệu quả, đưa Hiến pháp thực sự đi vào cuộc sống.
       
(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Quyền im lặng chờ luật sư, bao giờ thành quy định? (8/4/2014)
Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Không cho ủy quyền là làm khó dân (8/4/2014)
Dân hết lo bị làm khó khi “gõ cửa” quan tòa (8/4/2014)
Bộ Công an kêu khó với nhiều quy định tại Bộ luật Hình sự (1/4/2014)
Thu hồi đất - đừng để dân bị “bần cùng hóa“ (1/4/2014)
Gỡ thế “kẹt” cho dân khi chia di sản (1/4/2014)
Bỏ thời hiệu khởi kiện, có làm khó cho Tòa? (1/4/2014)
Công chức gây oan sai: chết vẫn phải...hoàn trả! (1/4/2014)
Đề xuất Chấp hành viên có quyền khám xét nơi ở (1/4/2014)
Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại: Có tiền là thoát? (25/3/2014)
Nhiều quy định mới trong Dự thảo Luật Căn cước công dân (25/3/2014)
Phó thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động giám định Tư pháp (25/3/2014)
Rõ hơn cơ chế xử lý với bản án, quyết định của Tòa bị hủy, sửa (25/3/2014)
Chính phủ thất vọng vì tình trạng nợ đọng văn bản tăng (25/3/2014)
Quy định mới về khai sinh cho trẻ trong tù (25/3/2014)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design