DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 31
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Cụ thể hóa để Luật PBGDPL nhanh “hòa nhập cuộc sống“

Để Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhanh chóng được “hòa nhập cuộc sống”, Bộ Tư pháp bắt tay vào xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật PBGDPL.

 Người thực hiện PBGDPL được hưởng chế độ phụ cấp?

Luật PBGDPL qui định Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện các chủ thể tham gia thực hiện PBGDPL, huy động nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác PBGDPL. Đây là qui định cơ bản về chính sách xã hội hóa công tác PBGDPL.

Theo đại diện các Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch, Giáo dục – Đào tạo, Tài chính…, chính sách hỗ trợ có thể không nên thực hiện qua chính sách thuế, phí, lệ phí vì sẽ bó hẹp đối tượng được hưởng vì chủ yếu chỉ là các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, trong khi Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động PBGDPL.

Do vậy, theo đại diện Hội Luật gia Việt Nam, chính sách hỗ trợ có thể được xây dựng dưới dạng chế độ phụ cấp, bồi dưỡng cho những người trực tiếp tổ chức, thực hiện PBGDPL để có tính thiết thực.

Vấn đề đặt ra là ngay cả chế độ, chính sách cho đội ngũ báo cáo viên – lực lượng “nòng cốt”, được cấp thẻ - cũng đang khó khăn vì chưa có qui định cụ thể. Dự thảo Nghị định sẽ phải giải quyết vấn đề này vì các chức danh khác trong ngành hầu như đã có phụ cấp, nên “không có lý do nào để báo cáo viên bị “đứng ngoài cuộc”, không được hưởng chế độ thích hợp cho hoạt động của mình” như ý kiến của đại diện Bộ Quốc phòng.

Nên quy định có Phòng PBGDPL ở các Bộ, ngành

Trách nhiệm PBGDPL theo Luật PBGDPL là của các cơ quan, tổ chức, cá nhân như các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, TAND, VKSND, Kiểm toán Nhà nước, chính quyền các cấp ở địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức hành nghề về pháp luật, nhà trường, gia đình, cán bộ, công chức, viên chức… Như vậy, chức năng PBGDPL đã được trao cho các cơ quan, tổ chức.

Thực tế cho thấy, không có đầu mối tổ chức thực hiện thì công tác PBGDPL sẽ không thể “đến đầu đến đũa”. Hiện không phải Bộ, ngành nào cũng có Hội đồng phối hợp PBGDPL nên theo quan điểm của đại diện nhiều Bộ, ngành, phải qui định “cứng” có Phòng PBGDPL tại các Bộ, ngành để “đảm bảo cho hoạt động PBGDPL được “ngay ngắn”, chuyên nghiệp và chuyên môn hóa theo các chỉ đạo ngành dọc, làm cơ sở cho các Bộ, ngành triển khai công tác PBGDPL bài bản, hiệu quả”.

Mặc dù ý kiến về tăng thêm tổ chức và biên chế vốn không được Bộ Nội vụ và bản thân các Bộ “mặn mà đón nhận”.

Thống nhất về “Ngày Pháp luật”

Trước khi có Luật PBGDPL, các địa phương trên cả nước đã tổ chức “Ngày Pháp luật” dưới nhiều hình thức, phổ biến là dành 1 ngày trong tháng để cán bộ, công chức, viên các cơ quan, ban, ngành tìm hiểu pháp luật, nhất là những qui định liên quan đến hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn.

Đây là hoạt động thiết thực, được ngành Tư pháp khởi xướng và các địa phương hưởng ứng từ nhiều năm nay, bước đầu đã trở thành “nếp” dù chưa thống nhất trên toàn quốc. Cũng chính từ hiệu quả đó mà “Ngày Pháp luật” đã được đưa vào Luật PBGDPL để khẳng định ý nghĩa của hoạt động này.

Tuy nhiên, qui định về “Ngày Pháp luật” trong Luật có mục đích tôn vinh hoạt động PBGDPL nên một số đại diện Bộ, ngành băn khoăn về khả năng “khớp” hoạt động “Ngày Pháp luật” đang diễn ra với qui định trong Luật cho phù hợp.

Làm được điều đó, quan trọng là cần có những qui định cụ thể về chủ thể, hình thức, nội dung triển khai hoạt động, trách nhiệm trong chỉ đạo, tổ chức “Ngày Pháp luật” của các Hội đồng phối hợp PBGDPL, các cơ quan Tư pháp, tổ chức pháp chế, Bộ, ngành, đoàn thể TƯ.

Dự kiến, ngày 14/9, Bộ tư lệnh Quân khu 7 sẽ tổ chức chỉ đạo điểm tổ chức “Ngày Pháp luật” tại Ban chỉ huy Quân sự TP.Vũng Tàu. Đó có thể được xem là “kinh nghiệm thực tiễn” cho việc xây dựng các qui định triển khai qui định “Ngày Pháp luật” theo Luật PBGDPL.

Ngoài ra, những vấn đề về xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, thông cáo báo chí về văn bản qui phạm pháp luật do Chính phủ và Thủ tướng chính phủ ban hành, đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử, hoạt động GDPL trong nhà trường… cũng là những nội dung cần được qui định chi tiết để Luật PBGDPL phát huy được ý nghĩa và hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức và xây dựng ý thức pháp luật cho cộng đồng.

Hôm qua (15/8), tại phiên họp đầu tiên của Ban soạn thảo Nghị định qui định chi tiết một số điều của Luật PBGDPL, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền – Trưởng ban – nhấn mạnh, mục đích xây dựng Nghị định là để hiệu lực của Luật PBGDPL từ văn bản được bước vào cuộc sống.

Nghị định sẽ xác định phạm vi điều chỉnh, cũng như làm căn cứ để xây dựng các thông tư có liên quan theo kế hoạch thực hiện Luật PBGDPL mà Bộ Tư pháp đã ban hành, để hướng dẫn những qui định trong Luật PBGDPL đã khẳng định là trách nhiệm của Chính phủ và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn.

(Nguồn: phapluatvn.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Đẩy lùi oan sai (14/8/2012)
Đồng thuận cho giảng viên luật làm Luật sư (14/8/2012)
Phổ biến pháp luật phải “đối tượng nào, hình thức ấy” (13/8/2012)
Giết bạn gái sau khi “quan hệ“, nam sinh viên tù cả đời (13/8/2012)
Truy tố nguyên thẩm phán lừa tiền chạy án (13/8/2012)
Hà Nội sắp áp dụng quy định mới về hạn mức đất ở (13/8/2012)
Kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi chính đáng, người lao động mất việc (13/8/2012)
Tư pháp cần phát huy hơn nữa vai trò trong đời sống xã hội (13/8/2012)
Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức hoạt động về nguồn (13/8/2012)
Luật “đóng khung” thì… còn phải sửa (9/8/2012)
.Chủ yếu về bồi thường, tái định cư (9/8/2012)
“Siết“ chặt hoạt động dịch thuật công chứng (9/8/2012)
Nỗ lực xây dựng hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên (9/8/2012)
Đề nghị Quốc hội, Chính phủ luật hóa mô hình Thừa phát lại (6/8/2012)
Địa phương cần tăng cường phối hợp cho Tư pháp vươn lên (6/8/2012)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design