Các doanh nghiệp được
quyết định sử dụng hoặc không sử dụng con dấu. Nếu sử
dụng, doanh nghiệp được tự quyết định hình thức, nội dung con dấu sau khi
85,51% đại biểu Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Sáng 26/11, Chủ nhiệm
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu có báo cáo giải trình,
tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
“Bỏ con dấu doanh nghiệp, Việt Nam có thể vượt 70 bậc trên bảng
xếp hạng của ngân hàng thế giới về năng lực cạnh tranh”
Như vậy, với Luật Doanh
nghiệp (sửa đổi) được thông qua lần này, con dấu doanh nghiệp không còn là điều
bắt buộc, mang giá trị pháp lý như trước mà chỉ mang tính chất nhận diện doanh
nghiệp.Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, doanh nghiệp nên có quyền
tự chủ quyết định về hình thức, nội dung và việc quản lý, sử dụng con dấu. Sau
khi tự quyết định con dấu, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo với cơ quan quản
lý để đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc này giúp các doanh
nghiệp có thể kiểm tra tính xác thực của con dấu đối tác trước khi thực hiện
giao dịch.
Trước đó, con dấu của
doanh nghiệp do Bộ Công an cấp, theo hình thức, nội dung được quy định sẵn.
Doanh nghiệp không được phép tự ý thay đổi và phải dành thời gian, chi phí cho
việc bảo quản cũng như gặp rất nhiều khó khăn nếu mất con dấu.
Bỏ con dấu doanh nghiệp
là một trong những nội dung được quan tâm nhất trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi
lần này. Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng các doanh nghiệp không nên
lãng phí thời gian vào những thủ tục kinh doanh lỗi thời và không cần
thiết như con dấu doanh nghiệp. Số liệu của WB cho thấy con dấu cản trở việc
chính thức thành lập doanh nghiệp do chi phí và thời gian. Ở Việt Nam mất 6
ngày, Lào mất 20 ngày và các nước châu Phi mất 1 tháng để hoàn thành thủ tục
đăng ký con dấu. Việc kinh doanh trực tuyến ngày càng phát triển và con dấu trở
nên lỗi thời, gây trở ngại cho doanh nghiệp.
Tiến sĩ Nguyễn Đình
Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cho rằng về năng
lực cạnh tranh quốc gia, hiện thủ tục khắc dấu của Việt Nam chiếm khoảng 20%
trong số thủ tục cũng như chi phí gia nhập thị trường. Việt Nam bỏ con dấu
thì chỉ số gia nhập thị trường sẽ được nâng lên rất nhiều bậc, từ hiện nay là
109 có khả năng lên thứ 40, tức là lên tới gần 70 bậc trên bảng xếp hạng của WB
về năng lực cạnh tranh. Những thay đổi này không chỉ là cải cách bình thường mà
có thể nói là thay đổi về tư duy trong quản lý nhà nước.
Luật sư Trương
Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, trọng tài viên Trung tâm Trọng
tài quốc tế Việt Nam, cho rằng chữ ký là quan trọng và đủ. Con dấu không cần
thiết, đẩy doanh nghiệp và tình thế thêm thủ tục hành chính.
Theo ông Đức, người ta
thường dựa vào con dấu nên mới dễ bị lừa. Nếu không có con dấu người ta sẽ làm
tốt hơn, cẩn trọng hơn.
Theo khảo sát của Phòng
Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhiều doanh nghiệp giao dịch với nhau
chủ yếu qua sự tìm hiểu cẩn trọng và tin tưởng. Con dấu chỉ để đóng
cho… oai. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn lưỡng lự không biết có nên bỏ con
dấu hay không vì trong khi tất cả đều có, 1 doanh nghiệp không có sẽ bị nghi
ngờ.
Như vậy, sau nhiều
tranh cãi, con dấu doanh nghiệp đã được chính thức bỏ. Luật
sư Đức cho rằng đây là sự cởi trói lớn dành cho doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015.
|