Đây là một nội dung quan trọng trong
Thông tư 07/2015 vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành về quy định bảo
lãnh NH.
Theo
NHNN, Thông tư mới sẽ thay thế Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 3/10/2012 của
Thống đốc NHNN quy định về bảo lãnh NH nhằm tạo khung pháp lý mới vừa đảm bảo
phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành có
liên quan, khắc phục tối đa những vấn đề còn bất cập, đáp ứng yêu cầu thực
tiễn, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả, an toàn, thông suốt hoạt động bảo lãnh NH
của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh NH nước ngoài.
Thông
tư này còn quy định, trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà phải có quy định
nghĩa vụ của chủ đầu tư về việc hoàn lại tiền cho người mua, thuê mua nhà khi
chủ đầu tư không giao nhà đúng với cam kết. Đây là điểm mấu chốt để người mua
nhà yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp chủ đầu tư
không giao nhà đúng hẹn.
Đây
cũng là điểm phòng tránh rủi ro rất tốt cho người mua nhà. Vì thời gian trước
đây, rủi ro luôn nằm về phía người mua do có không ít các dự án đình trệ vì
thiếu vốn, dẫn tới chậm hoàn thiện, trì hoãn thời gian bàn giao. Ngoài ra, cũng
hạn chế tình trạng lừa đảo trong lĩnh vực mua bán BĐS.
Thông
tư mới này cũng có điểm thông thoáng hơn, đó là ngoài các NH thương mại trong
nước, còn cho phép NH hợp tác xã và công ty tài chính tham gia, trừ những công
ty tài chính chuyên ngành. Ngoài ra, các chi nhánh NH nước ngoài cũng được tham
gia bảo lãnh.
Đối
với chủ đầu tư trong nước, các TCTD được quyền quyết định về mức ký quỹ so với
giá trị bảo lãnh. Tương tự, mức phí cũng do các TCTD thỏa thuận với chủ đầu tư.
Tuy nhiên, đối với những dự án có vốn nước ngoài, chủ đầu tư bắt buộc phải ký
quỹ 100% giá trị bảo lãnh.
Thông
tư mới cũng bỏ các khoản quy định khái niệm các loại bảo lãnh vì đã có định
nghĩa về bảo lãnh NH nên không cần thiết quy định khái niệm các loại bảo lãnh.
Về
xác định số dư bảo lãnh đối với khách hàng: Bỏ quy định tính số dư các cam kết
phát hành theo hình thức tín dụng chứng từ vào số dư bảo lãnh; bỏ quy định các
trường hợp được loại trừ khỏi giới hạn cấp tín dụng vì nội dung này đã được quy
định cụ thể tại Thông tư số 36/2014/TT-NHNN.
Về
bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai: Thông tư bổ
sung quy định khi thực hiện bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án BĐS để bán, cho thuê
mua nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Điều 56 Luật Kinh doanh
BĐS, NH thương mại phải tuân thủ các quy định như: Nhà ở hình thành trong tương
lai có đủ điều kiện được bán, cho thuê theo quy định tại Điều 55 Luật Kinh
doanh BĐS; NH thương mại đánh giá chủ đầu tư có khả năng thực hiện đúng tiến độ
dự án và sử dụng số tiền ứng trước, các khoản tiền khác của bên mua, bên thuê
mua đã trả cho chủ đầu tư thực hiện đúng mục đích.
Đồng
thời, cam kết bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai
phải có hiệu lực đến thời điểm ít nhất 30 ngày kể từ ngày bàn giao nhà cho bên
mua, bên thuê mua nhà ở theo thỏa thuận của chủ đầu tư với bên mua, bên thuê
mua nhà ở.
Về
thẩm quyền kí bảo lãnh: Thông tư đã bỏ quy định về việc phải có đủ 3 chữ ký
trên các văn bản thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh mà chỉ quy định
thảo thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện theo
pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài.
Đồng thời, Thông tư đã bổ sung quy định về việc TCTD, chi nhánh NH nước ngoài
phải đưa nội dung về cách thức kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh tại
cam kết bảo lãnh.
Về
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: Liên quan đến việc hạch toán và thu nợ cho vay bắt
buộc cho khách hàng khi TCTD, chi nhánh NH nước ngoài phải thực hiện nghĩa vụ
trả thay, Thông tư quy định trường hợp trả thay bằng ngoại tệ, tổ chức tín
dụng, chi nhánh NH nước ngoài hạch toán và thực hiện thu nợ cho vay bắt buộc
bằng loại ngoại tệ đã trả thay.
Văn
bản mới cũng đã bỏ quy định phải có chấp thuận của NHNN khi chuyển nhượng bảo
lãnh. Ngoài ra Thông tư cũng sửa đổi quy định về việc cung ứng dịch vụ ngoại
hối trên thị trường quốc tế của chi nhánh NH nước ngoài, quy định mới về quyền
và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh…
|