DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 32
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Quy định mới về khai sinh cho trẻ trong tù

Sau khi có quy định mới về việc khai sinh cho trẻ được sinh ra trong tù, những nữ phạm nhân làm mẹ sau song sắt như gỡ nhẹ gánh nặng lỗi lầm với con. Các trại giam cũng đã nhanh chóng triển khai quy định mới, thay đổi giấy khai sinh cho trẻ.
Giấy khai sinh được coi là giấy thông hành vào đời của mỗi con người. Trước đây khi chưa có Công văn số 4325/BTP-HTQTCT của Bộ Tư pháp, việc khai sinh cho trẻ em sinh trong trại giam được thực hiện theo Khoản 3 Điều 45 Luật Thi hành án Hình sự. 
Theo đó, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh cho con của phạm nhân. UBND cấp xã nơi phạm nhân chấp hành án có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh. 
Với quy định này, sau khi các nữ phạm nhân sinh con, được cấp giấy chứng sinh, cán bộ trại giam có trách nhiệm đến UBND cấp xã nơi trại giam đứng chân đăng ký khai sinh cho trẻ. Trong giấy khai sinh, phần ghi nơi sinh của các cháu được ghi là bệnh xá trại giam X (nếu cháu bé sinh tại bệnh xá của trại). Phần người đi khai sinh được ghi là cán bộ trại giam X.
Giấy khai sinh đồng hành với các em đến cuối đời, để tránh cho con cái biết về sự ra đời “đặc biệt” của chúng, để tránh sự kỳ thị của người đời và mặc cảm đeo đẳng trẻ nên nhiều gia đình muốn làm lại giấy khai sinh cho con. 
Trại giam Phú Sơn 4 hiện nay có 18 cháu nhỏ đang sống chung với mẹ trong tù. Một số cháu đã được khai sinh từ trước khi có Công văn số 4325/BTP-HTQTCT. Thiếu úy Ngô Thị Huyền Trang - cán bộ Phân trại số 2 - là người trực tiếp làm các thủ tục khai sinh cho nhiều trẻ em sinh tại Trại giam Phú Sơn 4. 
Sau khi có hướng dẫn của Bộ Tư pháp, các cháu đã đăng ký khai sinh tại Trại giam Phú Sơn 4 đều làm Giấy khai sinh lại theo nội dung đã hướng dẫn tại Công văn 4325/BTP-HTQTCT. Các bé ở với mẹ tại Trại giam Phú Sơn 4 giờ đã có giấy khai sinh bình thường như những đứa trẻ khác. 
Phạm nhân Hoàng Thị Yến (SN 1974, ở Cao Bằng) thụ án 20 năm tù về tội  “Mua bán trái phép chất ma túy” tại Trại giam Phú Sơn 4 cho biết: Tôi sinh cháu Trần Hoàng Nam vào ngày 21/8/2013. Nó là đứa con thứ 5 của tôi. 
Nếu khai sinh như trước đây thì tôi sẽ đưa giấy chứng sinh cho bố cháu khai sinh cho cháu ở Cao Bằng để tránh “dấu vết” trại giam. Nay các cháu đã được khai sinh bình thường, thông tin không liên quan gì đến trại giam, cán bộ của UBND xã Cổ Lũng vào tận trại đăng ký khai sinh cho các cháu nên tôi đăng ký khai sinh cho cháu Nam luôn cho tiện, chứ ở quê, đi bộ  nửa ngày mới tới được UBND xã. 
Phạm nhân Thái Huyền Trang (SN 1994, ở Hà Nội) chưa lập gia đình, bị bắt vì tội “Mua bán trái phép chất ma túy” khi đang mang thai ở tuổi 19. Trang lên Trại giam Phú Sơn 4 từ tháng 12/2013, sinh con gái là Thái Ngọc Trâm Anh vào ngày 19/1/2014. 
Trang cho biết: “Bố mẹ cháu dù rất thương con nhưng mặc cảm, không thể ra UBND phường khai sinh cho bé Trâm Anh. Vả lại việc xác minh chuyện cháu sinh đẻ để cấp giấy khai sinh khó khăn, phiền phức nên cháu rất mừng khi con gái cháu được khai sinh tại trại giam”./.
(Nguồn: http://baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
“Bắt bệnh” hình phạt trong luật Hình sự (17/3/2014)
Luật hình sự - tấm lưới mắt rộng (17/3/2014)
Bảo đảm tính ổn định, lâu dài của Bộ luật Hình sự (17/3/2014)
Nâng cao năng lực của Ban Chỉ đạo THADS (17/3/2014)
Sẽ phạt nặng đương sự "né" lệnh triệu tập của Toà án (17/3/2014)
Người có 2 quốc tịch lại bị dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh "bỏ sót"? (17/3/2014)
Phải sửa quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008? (17/3/2014)
Thu hẹp diện dự án phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (17/3/2014)
Chứng minh nhân dân sẽ thay sổ hộ khẩu? (17/3/2014)
Thi hành án - không nên thêm thủ tục hành chính (3/3/2014)
Tổ chức cho mọi tầng lớp nhân dân thi tìm hiểu về Hiến pháp (3/3/2014)
Ưu tiên sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 (3/3/2014)
Lấy ý kiến nhân dân về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS (3/3/2014)
Chứng nhận bản dịch về công chứng có tốt hơn cho khách hàng? (3/3/2014)
Sớm hoàn thiện báo cáo Chính phủ về xử phạt báo chí (21/2/2014)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design