Bên
cạnh đó, dự thảo Luật cũng đề xuất cấm 3 hành vi khác là: Lợi dụng vận động bầu
cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh
dự, uy tín và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; lạm dụng chức
vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử
và lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước
ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.
Dự
luật chỉ quy định 2 hình thức vận động bầu cử là ứng viên gặp gỡ, tiếp xúc với
cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa
phương nơi mình ứng cử tổ chức và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
để bảo đảm sự công bằng và bình đẳng giữa những người ứng cử, bảo đảm tính công
khai, minh bạch cho cuộc bầu cử.
Thảo
luận về dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, đại biểu
Nông Thị Lâm (đoàn Lạng Sơn) bày tỏ nhất trí cao với quy định cấm dùng tiền,
tài sản để mua chuộc cử tri. Tuy nhiên, đại biểu này đề nghị cũng phải quy định
rõ hơn về việc xử lý những trường hơp dùng tiền, tài sản để mua chuộc cử tri và
cơ quan nào phải chịu trách nhiệm.
Còn
đại biểu Âu Thị Mai (đoàn Tuyên Quang) thì đề nghị các ứng cử viên không được
tham gia bất kỳ chương trình từ thiện nào từ khi được công bố làm ứng cử viên
để bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân để bảo đảm sự cạnh
tranh bình đẳng giữa các ứng cử viên.
Góp
ý sâu hơn, đại biểu Touneh Drong Minh Thắm (đoàn Lâm Đồng) cho biết thực tế đã
xảy ra một số trường hợp người đứng đầu tổ chức, đơn vị hoặc một số lĩnh vực
dùng hoạt động của mình, của cơ quan, đơn vị mình để phục vụ cho hoạt động bầu
cử trong giai đoạn tổ chức vận động bầu cử.
Đại
biểu này yêu cầu cơ quan soạn thảo xem xét, bổ sung vào quy định cấm sử dụng
đội ngũ cán bộ công chức, tài sản, kinh phí, cơ sở vật chất của cơ quan, của
đơn vị, tổ chức mình để thực hiện tranh cử.
|