DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 86
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Tăng cường cưỡng chế thực hiện quy định về đội mũ bảo hiểm xe máy cho trẻ em tại Việt Nam

Một trong những vấn đề nhức nhối trong xã hội ta hiện nay là “Tai nạn giao thông”.


          Hàng năm, hàng chục ngàn vụ tai nạn giao thông xảy ra, có nhiều vụ thảm khốc, làm chết và bị thương nhiều người. Tổng số người thiệt mạng và thương tật mỗi năm lên đến con số hàng vạn người, nó có thể coi như một cuộc “chiến tranh nhỏ” vậy. Lý do xảy ra thực trạng đó có nhiều nguyên nhân như do cơ sở hạ tầng, do phương tiện …vv, nhưng cái chính vẫn là nhận thức pháp luật về an toàn giao thông còn yếu dẫn đến không nghiêm chỉnh chấp hành Luật lệ giao thông kể cả người tham gia giao thông và các cơ quan quản lý giao thông.

          Khi làm việc với một số tổ chức nước ngoài, họ thường tỏ ra kinh hoàng trước tai nạn giao thông ở Việt Nam và tha thiết mong chúng ta có những biện pháp hữu hiệu làm giảm bớt số tai nạn và đặc biệt là giảm bớt số người tử nạn. Chẳng có nước nào có số lượng xe gắn máy nhiều như ở Việt Nam và số lượng người lớn và trẻ em bị chấn thương và tử vong chủ yếu là ở đây.

          Luật pháp Việt nam về bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe máy và người ngồi trên xe máy đã được ban hành và phát huy tác dụng. Trước hêt phải kể đến Luật Giao thông đường bộ 2008/QH- 12 ngày 13/11/ 2008 quy định: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy định. Nghị định 34/2010/NĐ-CP nêu rõ mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy định khi tham gia giao thông. Và cụ thể hơn, Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012: Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Giao thông đường bộ đã quy định cụ thể như sau: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật”.

Như vậy, vấn đề trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe máy tham gia giao thông  phải đội mũ bảo hiểm là bắt buộc

          Mũ bảo hiểm (đúng chất lượng) theo các cơ quan chuyên môn được ước tính sẽ giảm nguy cơ tử vong 42% và chấn thương đầu tới 69%. Theo thống kê sơ bộ, cả nước từ năm 2007 đến 2012 các trường hợp tử vong hàng năm đã giảm từ 12.800 trường hợp xuống còn 10.000 trường hợp, trong đó nhiều trường hợp không bị tử vong, chấn thương là có đội mũ bảo hiểm. Tuy vậy, số lượng này còn quá lớn, gây nhiều thiệt hại về người và của cho đất nước, nhân dân, xã hội .

          Trong vấn đề tai nạn giao thông đau xót lớn nhất là đối với trẻ em

          Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất có nguy cơ chấn thương sọ não và tử vong cao khi đang ngồi trên xe máy. Mỗi năm có xấp xỉ 4.000 trẻ em chết do tai nạn xe máy, hàng ngàn em mang thương tật suốt đời. Một con số đáng sợ và quá xót xa!

Luật pháp đã quy định rất cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi tham gia giao thông vẫn bị xem nhẹ. Ai không biết rằng ở lứa tuổi này khi tai nạn xảy ra các em là những người hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề nhất nếu không chết thì cũng mang thương tật suốt cuộc đời.

Theo quan sát của nhóm phóng viên tại TP Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì tỉ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em đi học được chở bằng xe máy vẫn rất thấp (15-20%). Khi được phỏng vấn những người vi phạm đều nêu đủ lý do: Hạn chế về kinh tế (đông con), ngồi trên xe họ đưa đi là an toàn hoặc nhận thức về pháp luật còn rất yếu (Cố tình không hiểu?). Thậm chí cho rằng thường thì cảnh sát không phạt tiền nên chưa quan tâm lắm! Còn các chiến sĩ cảnh sát giao thông thường nể nang chỉ nhắc nhở rồi cho qua.

         Không thể để xảy ra thảm trạng với trẻ em, để trẻ em phải tử vong hoặc mang thương tật vì thiếu ý thức pháp luật và những hành vi coi thường dẫn đến vi phạm pháp luật tiếp diễn trong đó đặc biệt phải kể cả các bậc cha mẹ, ông bà … trong chúng ta.

          Không thể muộn hơn nữa nếu không tạo ra “nề nếp” pháp luật cho việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông. Vì thế, bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục cho các bậc phụ huynh, cho chính các em, phải tăng cường cưỡng chế thực hiện quy định về đội mũ bảo hiểm cho trẻ em tại Việt Nam.

Cùng với sự kiên quyết và cố gắng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, đoàn thể xã hội

      Với mục tiêu thúc đẩy việc thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật về an toàn giao thông nhằm hạn chế tai nạn giao thông gây chấn thương và tử vong cho người tham gia giao thông, cũng như nhằm tác động đến các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực xây dựng chính sách và thực thi việc cưỡng chế đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe máy tham gia giao thông ở Việt Nam:  Ngày 23  tháng 7 năm 2013. Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) là tổ chức chủ quản cuả Chương trình Đối tác an toàn đường bộ toàn cầu (GRSP) có địa chỉ tại số 17, Chemin des Crets, Geneva 1211, Thụy Sĩ và Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam tại  số 97, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội đã chính thức kí THỎA THUẬN cho Dự án Tăng cường cưỡng chế thực hiện quy định về đội mũ bảo hiểm cho trẻ em tại Việt Nam (RS 10-0080)

          Thời gian thực hiện dự án 14 tháng (Từ 01-8-2013 đến 30-9-2014)

Địa bàn hoạt động của Dự án là quy mô quốc gia  Bao gồm 10 tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, và Hòa Bình

          Dự án sẽ thực hiện nhiều biện pháp như tuyên truyền giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, Tọa đàm, Hội thảo, thực hành việc cưỡng chế tại một số địa phương. Trao đổi kinh nghiệm khi tiến hành cưỡng chế, từng bước đóng góp hoàn thiện cơ chế cưỡng chế, thống nhất trong ý thức cũng như hành động của các cơ quan chức năng về nhiệm vụ này.

        Chúng ta hy vọng rằng với sự sát sao và giúp đỡ nhiệt tình vô tư của  của bên tài trợ. Sự quan tâm của Ban TV Hội, sự cố gắng của cán bộ Dự án, sự ủng hộ nhiệt tình của các địa phương nơi thực hiên dự án, của các cơ quan liên quan, của các cơ quan truyền thông, Dự án sẽ thu được những kết quả, đóng góp một phần vào việc hạn chế tai nạn giao thông ở Việt Nam nói chung và đối với trẻ em Việt Nam nói riêng.

        Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Hãy làm tất cả những gì  tốt nhất vì  trẻ em!

 

 Hồ Phong Tư

(Nguồn: )
CÁC TIN KHÁC:
Những kỷ vật xoa dịu nỗi đau (17/10/2013)
Hải Phòng: 400 thân nhân có cơ hội tìm được mộ liệt sỹ (17/10/2013)
Khởi động hành trình cung cấp thông tin liệt sĩ tại Hà Nội (17/10/2013)
Hải phòng; Trợ giúp pháp lý, khớp nối thông tin cho nhân thân liệt sỹ (17/10/2013)
Lễ ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật cho người nghèo tại TP. Hồ Chí Minh (25/7/2013)
Góp ý văn bản (25/6/2013)
Tập huấn về kỹ năng tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và trẻ em (17/5/2013)
Trợ giúp pháp lý lưu động tại Thanh Trì, Hoài Đức - Hà Nội (1/4/2013)
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (31/3/2013)
Lễ ra mắt trung tâm tư vấn pháp luật tỉnh Hòa Bình (25/1/2013)
Hội bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam – Nhìn lại kết quả sau một năm đi vào hoạt động và phương hướng hoạt động năm tới (23/1/2013)
Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về phối hợp trong công tác bảo trợ tư pháp (9/1/2013)
Hội Bảo trợ tư pháp luôn đồng hành cùng người dân (9/1/2013)
Sự đồng hành của các tổ chức chính trị - xã hội với Hội Bảo trợ tư pháp trong việc trợ giúp pháp lý miễn phí (9/1/2013)
Đồng hành thiết thực của các Doanh nghiệp trong các hoạt động của Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (9/1/2013)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design