Về tham dự buổi lễ ra mắt Trung
tâm có Tiến sỹ Tạ Thị Minh Lý – Chủ tịch Hội BTTP cho người nghèo Việt Nam; bà
Đinh Thị Oanh Ủy viên BCH Trung ương Hội kiêm Giám đốc Trung tâm thuộc hội tại
tỉnh Hòa Bình, cán bộ nghiệp vụ và đối ngoại của Văn phòng Hội. Về phía địa
phương, có ông Hoàng Văn Hùng – Phó Giám đốc Sở Tư pháp, bà Đoàn Thị Hoan - Phó
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La, bà
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh, ông Thào Sỹ Di - Chủ tịch Hội Luật
gia tỉnh Sơn La; Ông Đinh Xuân Mỹ - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sơn La cùng với
Chánh án, Phó Chánh án 6/12 huyện, thị trong tỉnh;Giám đốc Trung tâm trợ giúp
pháp lý, đại diện phòng PC 45 Công an tỉnh; … cùng nhiều cộng tác viên, luật
sư, các tổ chức cộng tác như đại diện của các
báo, đài tới tham dự và đưa tin về
buổi lễ. Tại buổi lễ, bà
Đinh Thị Oanh được Chủ tịch Hội ủy quyền đọc Quyết định thành lập Trung tâm và
Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Giám đốc Trung tâm; ông Hoàng Văn
Hùng - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Sơn La công bố Giấy đăng ký hoạt động của
Trung tâm TVPL & BTTP cho người nghèo và
người dân tộc thiểu số thuộc Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tại
tỉnh Sơn La Chủ tịch Hội, TS Tạ Thị Minh Lý đã phát biểu về
việc cần thiết thành lập Trung tâm, hoan nghênh sự quan tâm của các cơ quan tư
pháp địa phương và đánh giá cao sự tích cực vận động, chuẩn bị cho Lễ ra mắt
của ông Hùng, ông Luân- các cán bộ nòng cốt của Trung tâm, đồng thời chỉ đạo
các hoạt động cần tiến hành tiếp theo với phương châm bám sát các cơ sở, xây
dựng mạng lưới cộng tác viên ở cấp huyện, cấp xã, thực hiện các vụ việc có chất
lượng và sát sao với từng đối tượng. Tiến sỹ cũng đề nghị các cơ quan Nhà nước,
cơ quan tư pháp tiếp tục hỗ trợ Trung tâm để người nghèo, người dân tộc thiểu
số của Sơn La có thêm địa chỉ thuận lợi trong tiếp cận công lý. Đồng thời, yêu
cầu Trung tâm tổ chức thực hiện tốt hoạt động nghiệp vụ, tập huấn, nâng cao
năng lực cho cộng tác viên, thực hiện tốt chế độ phối hợp với các đơn vị thuộc
Hội, cơ chế thông tin, báo cáo của Hội. Kịp thời phản ảnh về Văn phòng Trung
ương Hội các vấn đề phát sinh ở địa bàn, các yêu cầu cần Trung ương Hội hỗ trợ. Ông Nguyễn Mạnh Hùng Giám đốc Trung tâm
thay mặt Trung tâm phát biểu nhận nhiệm vụ và cũng nhấn mạnh để Trung tâm đi vào hoạt động có hiệu quả thì không thể thiếu được
sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp ủy Đảng,
chính quyền các cấp ở địa phương, sự chỉ đạo, giúp đỡ tạo điều kiện của Hội Bảo
trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam, của Sở Tư pháp tỉnh Sơn La; sự phối hợp
chặt chẽ và hiệu quả của các cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị - xã hội nghề nghiệp trong tỉnh. Trung tâm có kế hoạch cụ thể để
hoàn thành được mục tiêu: thực hiện tốt tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa miễn phí
cho người nghèo, người dân tộc thiểu số các đối tượng chính sách và nhóm yếu thế
khác trong tỉnh. Ông cũng nhận thức rõ công tác phối hợp chặt chẽ với các đoàn
thể, các tổ chức chính trị - xã hội là then chốt trong từng bước vận động, xây
dựng lực lượng của Trung tâm đủ để đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị các
đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, phòng bổ trợ tư pháp – Sở tư pháp, Đoàn luật
sư, Hội luật gia, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có sự phối hợp với Trung
tâm trong hoạt động nghiệp vụ; trao đổi các vướng mắc về mặt luật pháp đối với
từng trường hợp cụ thể và đối tượng cụ thể; Tích cực tham gia các cuộc hội thảo
chuyên đề về những vướng mắc pháp luật hoặc các thủ tục hành chính mà các đối
tượng được hưởng chế độ trợ giúp pháp lý không tiếp cận được với cơ sở tư vấn
và tìm ra biện pháp để khắc phục; phối hợp, trao đổi tình hình thực tế về các
văn bản pháp luật chưa sát với thực tế, những khó khăn trong quá trình thực hiện
trợ giúp pháp lý, gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, của công
dân và những kẽ hở trong quản lý… qua đó tổng hợp kiến nghị cơ quan thẩm quyền
sửa đổi, bổ sung./. Minh Loan |