“Ông bà tôi sau khi mất có để lại ngôi nhà. Hiện ngôi nhà do cô tôi đang ở và sinh sống(cô đóng thuế đất hàng năm, cô không lập gia đình) (ngôi nhà vẫn chưa có sổ quyền sử dụng đất do xã đó chưa làm (cả xã không ai có sổ). hiện gia đình ông tôi có 8 người con. khi mất ông có thừa kế miệng cho người cháu đích tôn của ông. Vậy luật sư cho tôi hỏi hiện ngôi nhà đó những ai được thừa hưởng?”
|
|
|
Về vấn đề của anh A, có rất nhiều vấn đề chưa được làm rõ, nên Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã trả lời bạn trên cơ sở những nguyên tắc như sau: Việc tranh chấp về thừa kế chỉ được Tòa án giải quyết nếu còn thời hiệu khởi kiện về thừa kế của ông, bà bạn (ông bà bạn chết chưa quá 10 năm); Bộ Luật dân sự 2005 quy định di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ, đồng thời trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ (điều 651, 652). Như vậy, di chúc của bà bạn không được coi là hợp pháp vì không được ghi chép lại và không công chứng, chứng thực. Nếu còn thời hiệu khởi kiện về thừa kế thì một trong các thừa kế có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi đó di sản sẽ được chia đều cho các thừa kế nêu tại khoản 1, Điều 676 BLDS. Nếu hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế thì Cô bạn tiếp tục được quản lý, sử dụng di sản theo quy định của pháp luật.
./.
|
|
(Nguồn: thuvienphapluat.vn) |
|
|