DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 92
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Vướng mắc về vấn đề muốn nghỉ hưu sớm

“Vợ tôi sinh ngày 11/9/1962. Tháng 09/1979 vợ tôi bắt đầu nhận công tác dạy học ở một trường học tại đia phương đồng thời đóng BHXH từ lúc đó đến bây giờ. Nay vợ tôi muốn xin nghỉ hưu trước tuổi theo nghị định 108/2014 nhưng khi nộp đơn, trường nói vợ tôi không nằm trong khung này. Xin hỏi luật sư trong trường hợp này, vợ tôi có được nghỉ hưu sớm theo nghị định 108/2014 không?”

Về vấn đề của khách hàng, chuyên gia tư vấn như sau:

Do thông tin của khách hàng cung cấp chưa đầy đủ. Vì vậy, để biết biết vợ bạn có thuộc trường hợp nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP hay không thì cần phải xem xét trên 03 điều kiện, đó là:

Thứ nhất, điều kiện về độ tuổi:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 8, Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì “Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này ... đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ”, theo thông tin bạn cung cấp thì vợ bạn sinh ngày 11/9/1962, đến nay (ngày 30/10/2015), vợ bạn gần đủ 53 tuổi. Do đó, vợ bạn đã đáp ứng điều kiện về độ tuổi để được hưởng chính sách tinh giản biên chế.

Thứ hai, điều kiện về thời gian đóng BHXH

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 8, Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì “Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này ... có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên”, theo thông tin bạn cung cấp thì vợ bạn đã đóng BHXH từ tháng 09/1979 đến nay là 36 năm. Do đó, vợ bạn đã đáp ứng điều kiện về thời gian đóng BHXH để được hưởng chính sách tinh giản biên chế.

Thứ ba, về đối tượng thuộc diện được tinh giản biên chế

Theo thông tin bạn cung cấp thì vợ bạn làm công tác dạy học tại trường từ năm 1979, chúng tôi có thể hiểu rằng: trường học nơi vợ bạn công tác là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế.

Tuy nhiên, do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ để xác định vợ bạn là viên chức hay là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn, do đó, chúng tôi đưa ra các trường hợp sau để bạn đối chiếu:

Trường hợp 1: Vợ bạn là viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập thì vợ bạn có thể thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;

  • Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

  • Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;

  • Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác.

  • Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

  • Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

  • Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.

Trường hợp 2: Vợ bạn là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ) dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

Trường hợp 3: Vợ bạn là viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

Kết luận:

Vợ bạn đã đáp ứng 02 điều kiện về độ tuổi và thời gian tham gia BHXH nhưng vợ bạn cần phải đối chiếu với các điều kiện về đối tượng thuộc diện được tinh giản biên chế như đã phân tích tại phần thứ 03 để xác định mình có thuộc trường hợp được áp dụng chính sách tinh giản biên chế, về hưu trước tuổi theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP hay không.

./.


(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Trường hợp đã mua bán đất nhưng chưa sang tên (6/11/2015)
Xếp lương khi chuyển từ cán bộ xã sang công chức huyện (6/11/2015)
Chế độ nghỉ hưu trước tuổi thay đổi thế nào từ năm 2016? (6/11/2015)
Quy định về quản lý dự án có một phần vốn Nhà nước (6/11/2015)
Thủ tục khởi kiện về tội hiếp dâm (1/11/2015)
Công ty vi phạm pháp luât, người lao động có được bồi thường hay không? (1/11/2015)
Con nuôi có được hưởng thừa kế không? (1/11/2015)
Thủ tục hưởng di sản thừa kế (1/11/2015)
Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp (1/11/2015)
Thủ tục xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (1/11/2015)
Quy định bán đấu giá và xử lí kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án (1/11/2015)
Giải đáp vấn đề về mã ngành kinh doanh (26/10/2015)
Thừa kế cổ phần khi người để lại di sản mất (26/10/2015)
Cho nghỉ việc nhưng chưa đóng bảo hiểm xã hội. (26/10/2015)
Đối chất trong vụ án hình sự. (24/10/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design