Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự bản án có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức thi hành, thời hạn tự nguyện thi hành án theo Luật thi hành án dân sự năm 2008 là 15 ngày và theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án
hành căn cứ Bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hiệu lực pháp ra quyết định thi hành án và tổ chức cưỡng chế thi hành án là phù hợp quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Theo tình tiết mà chị Dung cung cấp thì ông Đang đã đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm nhưng Chánh án Tòa nhân dân tối cao có thông báo bác đơn yêu cầu giám đốc thẩm. Như vậy, người có thẩm quyền đã xem xét và thấy không có căn cứ để xem xét lại bản án theo Điều 283 Bộ luật Tố tụng dân sự: Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Về thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại Điều 310a Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011 như sau:
Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đương sự không biết được khi ra quyết định đó, nếu có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó.
Trên đây là câu trả lời dành cho vấn đề của chị Đặng Thị Mỹ Dung.
./.