Về vấn đề của khách hàng trên, Luật sư Nguyễn Nhật Tuấn, đoàn Luật sư Thành Phố Hồ Chí Minh
trả lời như sau:
Thứ nhất, theo quy định của pháp luật thì cổ phần của
cổ đông trong các doanh nghiệp cổ phần cũng là tài sản thừa kế. Do vậy, nếu cổ
đông chết nhưng có để lại di chúc định đọat số cổ phần này thì số cổ phần sẽ được
giải quyết sang tên cho người thừa kế theo ý chí định đọat của cổ đông khi còn
sống. Trường hợp nếu cổ đông chết nhưng không để lại di chúc thì cổ phần sẽ được
giải quyết phân chia theo quy định của pháp luật thừa kế.
Hơn nữa, trong trường hợp bạn nêu là cổ đông chết
không để lại di chúc và các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cổ
đông đã chết đã ra công chứng thỏa thuận phân chia và cho tặng phần di sản thừa
kế nhận được từ bà Loan. Tuy nhiên, nếu trong phần khai nhận và phân chia di sản
thừa kế này không liệt kê và khai nhận di sản gồm số lượng cổ phần của bà Loan
đứng tên la bao nhiêu, tại công ty nào, theo giấy tờ chứng nhận nào thì sẽ
không có cơ sở để công ty bạn tiến hành thủ tục sang tên số cổ phần của bà
Loan cho những người được thừa hưởng và trao tặng theo thỏa thuận trong gia
đình họ.
Luật sư Tuấn kết luận, muốn được sang tên số cổ phần
của bà Loan theo hình thức di sản thừa kế buộc phải kê khai bổ sung đầy đủ tại
tổ chức công chứng trong thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế.
./.
|