Vấn đề ông Thuận phản ánh, Bộ Tài nguyên và Môi trường
có ý kiến như sau:
Chủ dự án phải chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trường
trên thực tế
Về bản chất, ĐTM là công cụ dự báo, phòng ngừa trong quản lý môi trường,
đồng thời cũng là công cụ phục vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Căn cứ
trên kết quả ĐTM (lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM), cơ quan quản lý Nhà
nước chấp thuận đầu tư dự án, chấp thuận với các điều kiện kèm theo hoặc không
chấp thuận thực hiện dự án.
Lập báo cáo ĐTM là trách nhiệm của chủ dự án, trường hợp chủ dự án không
đủ năng lực để thực hiện báo cáo ĐTM thì có thể sử dụng dịch vụ tư vấn của các
đơn vị có đủ năng lực và được phép hành nghề dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM
theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường.
Chủ dự án vẫn là đối tượng chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông
tin, số liệu, các cam kết trong hồ sơ, tài liệu về ĐTM, việc thực hiện các công
trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (sau ĐTM) trên
thực tế.
Tiếp tục đơn giản hóa hồ sơ về đánh giá tác động môi
trường
Pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường có nhiều thủ tục hành chính
liên quan đến việc lập và thực hiện các báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, các văn bản quy
phạm pháp luật được xây dựng và ban hành theo nguyên tắc quy định thuận lợi hơn
cho các đối tượng áp dụng, đặc biệt là các đối tượng chịu tác động trực tiếp
của văn bản quy phạm pháp luật đó.
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP đã đơn giản hoá rất nhiều các văn bản, giấy
tờ trong hồ sơ so với quy định của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP trước đây.
Để triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định thay thế Nghị định số
29/2011/NĐ-CP, các nội dung trong dự thảo Nghị định lần này tiếp tục đơn giản
hóa hơn nữa về các văn bản, giấy tờ trong hồ sơ liên quan đến ĐTM.
|