Về vấn đề trên, Luật sư Vũ Tiến Minh, Đoàn Luật
sư Thành Phố Hà Nội tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật
xử lý vi phạm hành chính, khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản
lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản,
trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của
Luật này (xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân,
500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ hoặc trường hợp vi phạm hành chính được phát
hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ).
Trường hợp
người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố
tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản
phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai
người chứng kiến.
Căn cứ
biên bản vi phạm, cơ quan chức năng sẽ ra quyết định xử phạt theo quy định của
pháp luật tương ứng với hành vi vi phạm.
Điều 15
Luật xử lý vi phạm hành chính quy định cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành
chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu
xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi
kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục, người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải
ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp
luật.
Tuy
nhiên, theo Điều 73 về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân,
tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường
hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10
ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp
cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi
phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp được
tạm đình chỉ việc thi hành quyết định xử phạt. Việc khiếu nại, khởi kiện được
giải quyết theo quy định của pháp luật.
Với quy định
nói trên, bạn vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt dù bạn không đồng ý. Sau
đó, bạn mới được khiếu nại, khởi kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật.
./.
|