DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 109
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Dân phòng có được thu xe trên vỉa hè không?

Anh Nguyễn Quang Huy (HN) có vấn đề cần giải đáp: "Tôi dựng xe ở vỉa hè và bị dân phòng đưa phương tiện về UBND phường với lý do lấn chiếm vỉa hè. Xin hỏi dân phòng có quyền giữ xe của tôi không? Theo quy định của pháp luật, lực lượng dân phòng có những quyền gì?"

Về vấn đề của anh Huy, Luật sư Phạm Thanh Bình, Đoàn Luật sư Thành Phố Hà Nội tư vấn như sau:

Dân phòng là tên gọi khác của lực lượng bảo vệ dân phố để nói về lực lượng thường tham gia với công an phường trong việc giữ trật tự an toàn xã hội ở các phường, thị trấn.

Theo Điều 2 Nghị định 38/2006/NĐ-CP ngày 17/04/2006 của Chính phủ quy định về vị trí, chức năng của bảo vệ dân phố:

“1. Bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được thành lập ở các phường, thị trấn (sau đây gọi chung là phường) nơi bố trí lực lượng công an chính quy, do ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập.

2. Bảo vệ dân phố có trách nhiệm làm nòng cốt trong việc thực hiện phong trào quần chúng, bảo vệ an ninh tổ quốc, thực hiện một số biện pháp công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn".

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006, bảo vệ dân phố có những quyền hạn sau:

“1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở công an phường theo quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.

3. Tham gia với lực lượng công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách”.

Ngoài ra, quyền hạn của Bảo vệ dân phố còn được hướng dẫn chi tiết tại mục III Thông tư số 02/2007/TTLT-Bộ Công an-Bộ Lao động thương binh xã hội-Bộ tài chính ngày 1/3/2007 như sau:

“1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm pháp quả tang, người đang bị truy nã trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo đúng quy định của pháp luật:

Bảo vệ dân phố chỉ được bắt người khi xác định đúng người đó đang phạm pháp quả tang hoặc đang có lệnh truy nã của cơ quan công an. Việc tước bỏ hung khí phải đi liền với việc bắt đối tượng nếu thấy đối tượng có sử dụng hung khí và phải áp giải ngay đối tượng đến công an phường để xử lý.

2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định về an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự an toàn xã hội.

Khi thực hiện quyền hạn này, bảo vệ dân phố phải có sự phối hợp với các lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực, cảnh sát trật tự, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, thanh tra giao thông công chính, thanh tra xây dựng, thanh tra y tế…

Trong trường hợp không có các lực lượng trên, bảo vệ dân phố có quyền nhắc nhở, yêu cầu cá nhân, tổ chức có vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng, kiểm tra chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách.

3.1. Theo sự phân công hướng dẫn của lực lượng công an hoặc lực lượng chức năng khác, bảo vệ dân phố được tham gia truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, người trốn thi hành án hoặc kiểm tra tạm trú, tạm vắng, kiểm tra giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân khác của người tạm trú, người có biểu hiện nghi vấn đến cư trú trên địa bàn.

3.2. Nghiêm cấm bảo vệ dân phố tự ý kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện hoặc vào nơi ở của công dân để kiểm tra, kiểm soát trái quy định của pháp luật.

4. Ngoài các quyền theo quy định tại Điều 6 của Nghị định, Bảo vệ dân phố còn được sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điểm 1 Điều 12 của Nghị định.

Khi sử dụng quyền này, bảo vệ dân phố cần chú ý: Việc sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo an toàn, đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Phải được phép khi mang vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo người”.

Tóm lại, lực lượng bảo vệ dân phố chỉ có các quyền hạn theo như những quy định của Nghị định 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 và Thông tư số 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 1/3/2007 vừa trích dẫn ở trên.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bảo vệ dân phố chỉ được thu gom xe của bạn mang về UBND phường khi phát hiện có vi phạm và phải có sự phối hợp với các lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực, cảnh sát trật tự…

Nếu không có các lực lượng trên, bảo vệ dân phố chỉ có quyền nhắc nhở, yêu cầu cá nhân, tổ chức có vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

(Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình, Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội)

 

(Nguồn: vn.express)
CÁC TIN KHÁC:
Di chúc được lập trong bệnh viện, có hiệu lực pháp lí không? (1/12/2015)
Ly hôn ba năm đã được lấy vợ chưa? (1/12/2015)
Chưa trộm được tài sản, có phải là tội phạm không? (1/12/2015)
Con ngoài giá thú có được hưởng si sản thừa kế? (29/11/2015)
Bị ép sử dụng ma túy có phạm tội không? (29/11/2015)
Những phạm nhân được đặc xá năm nay. (29/11/2015)
Bị xúc phạm trên facebook phải làm gì? (28/11/2015)
Gây ảnh hưởng đến hàng xóm bị xử lí như thế nào? (28/11/2015)
Bao nhiêu tuổi thì được tổ chức mừng thọ (28/11/2015)
Vợ có được hưởng tài sản do nhà chồng cho? (27/11/2015)
Nhận con riêng có cần vợ đồng ý không? (25/11/2015)
Chia tài sản như thế nào trong giai đoạn li thân? (25/11/2015)
Cảnh sát giao thông được yêu cầu dừng xe khi nào? (25/11/2015)
Bà có quyền cho cháu làm con nuôi không? (24/11/2015)
Sổ đỏ và Hộ khẩu ghi không trùng tên, giải quyết như thế nào? (21/11/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design