DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 37
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Phải sửa quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008?

Trước nguy cơ nếu không đăng ký giữ quốc tịch thì hàng triệu Việt kiều sẽ mất quốc tịch Việt Nam và Nhà nước ta sẽ mất quyền bảo hộ công dân của mình, có ý kiến cho rằng chỉ cần sửa đổi quy định liên quan trong Nghị định hướng dẫn số 78/2009/NĐ-CP, nhưng có quan điểm đề nghị phải suy nghĩ căn cơ là tiến hành sửa Luật. Đây đang là vấn đề “khá đau đầu” khi mà thời điểm ngày 1/7 sắp cận kề!

Chỉ cần sửa Nghị định? 

Như đã thông tin, căn cứ vào Khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, nếu Việt kiều có quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam thì họ vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, họ phải liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam trước ngày 1/7/2014. Nếu đến hết ngày 01/7/2014 vẫn không đăng ký thì mất quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam chỉ thực hiện ở cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Theo Điều 19 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là cơ quan đại diện Việt Nam thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước nơi người đăng ký giữ quốc tịch đang có quốc tịch hoặc đang thường trú. Trường hợp Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao hoặc chưa có cơ quan đại diện thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước mà người đăng ký giữ quốc tịch đang thường trú thì việc đăng ký giữ quốc tịch được thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước thứ ba theo sự ủy quyền của Bộ Ngoại giao. 
Điều 20 Nghị định 78 hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cụ thể như sau: Người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam nộp tờ khai (theo mẫu) và bản sao giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của người đó cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam (cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài). Khi tiếp nhận tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và cấp cho người đăng ký giấy xác nhận về việc người đó đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam có giấy tờ chứng minh rõ người đó đang có quốc tịch Việt Nam thì cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký giữ quốc tịch là người đó có quốc tịch Việt Nam. Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam không có đủ giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ thì cơ quan đăng ký phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành xác minh theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an để xác định người đó có quốc tịch Việt Nam hay không. Kết quả xác minh cũng được ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch.
Số lượng kiều bào đăng ký giữ quốc tịch quá “khiêm tốn” (chỉ đạt 0,09%) nên mặc dù nhấn mạnh đây là quy định mới của Luật năm 2008 nhằm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nhưng đại diện Bộ Công an cho rằng, các quy định trên không có tính khả thi cao và phải gia hạn để bà con có thêm thời gian đăng ký. Bởi một thực tế phổ biến là hầu hết bà con không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam và việc xác minh cũng khá bất cập. 
Trước tình hình này, qua công tác tham mưu quản lý nhà nước, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) Nguyễn Công Khanh không đồng tình với việc bỏ Khoản 2 Điều 13 vì như vậy là vô hiệu hóa quy định tiến bộ của Luật. Theo ông Khanh, chỉ cần đơn giản hóa hơn thủ tục đăng ký bằng việc sửa đổi văn bản hướng dẫn (ở đây là Nghị định 78) và tích cực vận động công dân Việt Nam tôn vinh quốc tịch Việt Nam. 
Nhiều hướng đề xuất sửa đổi Luật
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng phải sửa đổi quy định của Luật với những đề xuất khác nhau như bãi bỏ Điều 13 hoặc vẫn quy định về đăng ký giữ quốc tịch nhưng vô thời hạn, tạo điều kiện cho cả các thế hệ kiều bào về sau hoặc cho gia hạn từ 3 – 5 năm nữa, sau thời hạn này thì mất quốc tịch Việt Nam. 
Đại diện Bộ Ngoại giao cũng kiên trì với phương án sửa Luật nhưng cũng tiên liệu là không đủ thời gian (từ nay đến kỳ họp tới chỉ còn vài tháng) nên kiến nghị gia hạn để người dân tiến hành các thủ tục liên quan, bà con có thêm thời gian suy nghĩ, tiếp cận các thông tin được cung cấp. Mục tiêu lâu dài cần hướng tới, theo Bộ Ngoại giao, vẫn là trong Luật Quốc tịch không còn quy định phải đăng ký để giữ quốc tịch.
Đại diện Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, khi Luật năm 2008 được ban hành, bà con rất phấn khởi, nhưng rồi bà con thấy rằng đăng ký chỉ là đăng ký, không đồng thời với việc có quốc tịch Việt Nam và cao hơn là có hộ chiếu Việt Nam, trong khi do điều kiện sinh sống, bà con lại cần giấy tờ của nước sở tại. 
“Không cho đăng ký sau ngày 1/7/2014 tức là không cho phép đăng ký với công dân đi du học, lao động hoặc mới sinh ra sau thời điểm này sao” - vị này thắc mắc và đề nghị: “Bà con cho rằng mình có và mong muốn có quốc tịch Việt Nam thì bất cứ lúc nào cũng cần cho phép đăng ký. Kéo dài thời hạn cũng chỉ là giải pháp trước mắt, còn đúng hơn là phải bỏ quy định đăng ký. Chắc chắn phải sửa Luật, song sửa như thế nào lại cần tính toán thêm”. 
Quan điểm rõ ràng và nhất quán của Nhà nước ta là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời và Hiến pháp sửa đổi năm 2013 cũng tuyên bố mạnh mẽ “Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ”. 
Vì vậy, trước nguy cơ mất quyền bảo hộ với hàng triệu kiều bào, thiết nghĩ nếu Luật chưa phù hợp với tình hình thực tế thì phải cân nhắc sửa đổi. Điều đó đòi hỏi các cơ quan chức năng cần khẩn trương vào cuộc để sớm sửa đổi bất cập này theo thủ tục rút gọn, là trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại một kỳ họp.
Điều 11. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:
1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
2. Giấy chứng minh nhân dân;
3. Hộ chiếu Việt Nam;
4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
(Trích Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008)
(Nguồn: http://baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Thu hẹp diện dự án phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (17/3/2014)
Chứng minh nhân dân sẽ thay sổ hộ khẩu? (17/3/2014)
Thi hành án - không nên thêm thủ tục hành chính (3/3/2014)
Tổ chức cho mọi tầng lớp nhân dân thi tìm hiểu về Hiến pháp (3/3/2014)
Ưu tiên sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 (3/3/2014)
Lấy ý kiến nhân dân về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS (3/3/2014)
Chứng nhận bản dịch về công chứng có tốt hơn cho khách hàng? (3/3/2014)
Sớm hoàn thiện báo cáo Chính phủ về xử phạt báo chí (21/2/2014)
Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác PBGDPL (21/2/2014)
Không để doanh nghiệp “tự tung, tự tác” (21/2/2014)
Giao Tòa ra một hay nhiều quyết định thi hành án? (21/2/2014)
Tiến hành rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ công dân (20/2/2014)
Luật Hộ tịch sẽ giảm thiểu nhiều loại giấy tờ công dân (20/2/2014)
Sửa đổi Bộ luật Dân sự: Gỡ “điểm nghẽn”, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển (20/2/2014)
Hối lộ công chức nước ngoài sẽ chịu xử lý hình sự (20/2/2014)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design