DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 37
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Chứng minh nhân dân sẽ thay sổ hộ khẩu?

Nhiều quy định mới của Dự thảo Luật Căn cước công dân như quy định thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân (CMND) tương thích với từng độ tuổi; không hạn chế người làm thủ tục cấp CMND, kể cả người đang bị tạm giữ, tạm giam; đang chấp hành án phạt tù, người đang mắc bệnh tâm thần; thủ tục làm CMND sẽ đơn giản hơn… đã thu hút nhiều sự quan tâm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp hôm (12/3).
Thay sổ hộ khẩu bằng CMND?
Theo Tờ trình của Chính phủ, tới đây sẽ có một số thay đổi quan trọng trong việc cấp CMND cho công dân. Để bảo đảm đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, số CMND được quy định là số định danh cá nhân được xác lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, là dãy số tự nhiên gồm 12 số, được cấp cho mỗi công dân Việt Nam và không lặp lại ở người khác, dùng để xác định dữ liệu về căn cước và dữ liệu khác về công dân. Đây chính là chìa khóa giúp khai thác các thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân cũng như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không phải yêu cầu công dân xuất trình nhiều giấy tờ không cần thiết.
Mặt khác, nếu như trước đây số CMND sẽ thay đổi khi công dân thay đổi nơi thường trú từ tỉnh này sang tỉnh khác nên rất khó quản lý vì có thể lặp lại ở người khác thì nay Dự thảo Luật quy định số CMND là số định danh cá nhân và gắn với riêng công dân đó, không lặp lại ở người khác. Trường hợp đổi, cấp lại CMND thì số CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp lần đầu.
Cũng theo Chính phủ, về lâu dài, có thể nghiên cứu tiến tới dùng CMND thay cho sổ hộ khẩu. CMND cũng còn có thể dùng để thay thế một số giấy tờ liên quan khác mà khi cần giao dịch, đi lại công dân có thể chỉ sử dụng CMND. 
Tuy nhiên, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền đặt câu hỏi: CMND thay sổ hộ khẩu có bảo đảm thuận lợi hơn cho dân không, vì trên CMND thể hiện được rất ít dữ liệu. Còn Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đặt vấn đề: có nên thay CMND bằng Thẻ căn cước vì CMND thì chỉ có số định danh, ngày sinh, quê quán?. Ông Lý cũng lưu ý Dự luật phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp nhưng cũng không được “chạm” đến những bí mật về đời tư cá nhân.
Không hạn chế làm thủ tục cấp CMND cho người tâm thần
Pháp luật về căn cước công dân hiện hành quy định thời hạn sử dụng của CMND là 15 năm, kể từ ngày cấp. Tuy nhiên theo Chính phủ, quy định này chưa phù hợp. Do đó, Dự thảo Luật quy định theo hướng thời hạn sử dụng của CMND tương thích với từng độ tuổi nhất định; trong đó, thời hạn sử dụng CMND kể từ ngày cấp là 10 năm đối với người từ 15 tuổi đến dưới 25 tuổi, 15 năm đối với người từ đủ 25 tuổi đến dưới 55 tuổi. Người từ đủ 55 tuổi trở lên thì không xác định thời hạn.
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền đề nghị làm rõ cơ sở của việc phân chia thời hạn sử dụng này, đồng thời đánh giá rõ tác động của việc này đến xã hội. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, nếu không xác định thời hạn sử dụng đối với người 55 tuổi trở lên thì cũng chưa hợp lý vì giai đoạn này, con người cũng có nhiều thay đổi. Phó Chủ tịch cũng lưu ý Luật này bên cạnh mục tiêu quản lý nhà nước thì phải thực sự thuận lợi cho dân, đặc biệt phải đơn giản về thủ tục hành chính.
Một điểm đáng chú ý của Dự thảo Luật được nhiều ý kiến tán thành là việc không hạn chế người làm thủ tục cấp CMND, kể cả người đang bị tạm giữ, tạm giam; đang chấp hành án phạt tù; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình. Quy định này nhằm bảo đảm quyền được cấp CMND của công dân để phục vụ giao dịch, đi lại.
(Nguồn: http://baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Thi hành án - không nên thêm thủ tục hành chính (3/3/2014)
Tổ chức cho mọi tầng lớp nhân dân thi tìm hiểu về Hiến pháp (3/3/2014)
Ưu tiên sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 (3/3/2014)
Lấy ý kiến nhân dân về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS (3/3/2014)
Chứng nhận bản dịch về công chứng có tốt hơn cho khách hàng? (3/3/2014)
Sớm hoàn thiện báo cáo Chính phủ về xử phạt báo chí (21/2/2014)
Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác PBGDPL (21/2/2014)
Không để doanh nghiệp “tự tung, tự tác” (21/2/2014)
Giao Tòa ra một hay nhiều quyết định thi hành án? (21/2/2014)
Tiến hành rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ công dân (20/2/2014)
Luật Hộ tịch sẽ giảm thiểu nhiều loại giấy tờ công dân (20/2/2014)
Sửa đổi Bộ luật Dân sự: Gỡ “điểm nghẽn”, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển (20/2/2014)
Hối lộ công chức nước ngoài sẽ chịu xử lý hình sự (20/2/2014)
Người dân vẫn “đói” kiến thức pháp luật (17/2/2014)
Đa dạng hóa hình thức đưa luật đến với người dân (17/2/2014)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design