DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 39
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Phạt cao nếu phạm luật ở thành phố trực thuộc trung ương

Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2012 với nhiều quy định mới, đặc biệt là mức xử lý rất nặng so với Pháp lệnh XLVPHC. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2013.
Thành phố trực thuộc Trung ương được xử phạt đặc thù
 
Theo Pháp lệnh XLVPHC sửa đổi, bổ sung năm 2008, mức phạt tiền trong XPVPHC chỉ là từ 10 nghìn đồng đến tối đa là 500 triệu đồng tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm và những lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau.
 
Trong đó, mức phạt tiền tối đa đến 500 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi VPHC trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, chứng khoán, xây dựng, đất đai, ngân hàng, sở hữu trí tuệ, quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nghiên cứu, thăm dò và khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí và các loại khoáng sản khác.
 
Khác với Pháp lệnh, Luật XLVPHC đã phân định mức phạt tiền tối thiểu và tối đa trong xử phạt VPHC giữa tổ chức và cá nhân. Cụ thể, mức phạt tiền đối với cá nhân là từ 50 nghìn đồng đến 1 tỷ đồng, đối với tổ chức là từ 100 nghìn đồng đến 2 tỷ đồng. 
Luật cũng ghi nhận cơ chế xử phạt đặc thù của các thành phố trực thuộc Trung ương có thể quy định mức phạt tiền cao hơn, nhưng tối đa không quá 2 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong 3 lĩnh vực giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự, an toàn xã hội và chỉ áp dụng tại khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.

Tuy nhiên, HĐND thành phố trực thuộc Trung ương phải căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt do Chính phủ quy định và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của địa phương để quyết định khung tiền phạt hoặc mức phạt tiền cụ thể đối với hành vi vi phạm trong 3 lĩnh vực trên.

Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trần Ngọc Vinh cho rằng, quy định mức phạt tiền cao hơn (nhưng tối đa không quá hai lần) mức phạt tiền chung được áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông, môi trường, quản lý đô thị tại khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương là cần thiết để hạn chế tình trạng vi phạm. “Không ai muốn phạt cao làm gì, nhưng nếu xảy ra vi phạm nhiều quá chứng tỏ chế tài chưa đủ sức răn đe. Lưu ý rằng đây chính là đề xuất từ Đại biểu Quốc hội các thành phố đó” – ông Vinh nhấn mạnh.
 
Phòng cháy, chữa cháy phạt tăng gần gấp đôi
 
Nếu theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008, hành vi VPHC trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy (ngoài các lĩnh vực sau: an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quản lý và bảo vệ các công trình giao thông; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; lao động; đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa; kế toán; thống kê; tư pháp; bảo hiểm xã hội) thì bị phạt tiền tối đa đến 30 triệu đồng. 
 
Còn theo Luật XLVPHC, cùng với 29 lĩnh vực khác (cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh), hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy bị phạt tiền tối đa đến 50 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với quy định của Pháp lệnh.
 
Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch lo ngại: Do chỉ dựa vào các hình thức xử phạt bằng tiền nên để đảm bảo tính răn đe, mức phạt có xu hướng bị đẩy lên quá cao, lên tới 1 tỷ đồng đối với cá nhân. “Thử tính xem, khoản tiền đó bằng thu nhập bình quân của một người Việt Nam trong khoảng 50 năm, nếu họ không chi xài ăn uống gì cả! Chuyện quá vô lý. Như tôi đã phân tích, phạt tiền cao chưa chắc tỷ lệ thuận với tính răn đe cao” – ông Lịch bày tỏ.
(Nguồn: phapluatvn.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Sắp trình Quốc hội Quy chế bỏ phiếu tín nhiệm (20/8/2012)
Nói đùa có bom trên máy bay: Xử lý hành chính hay hình sự? (17/8/2012)
Cần làm rõ việc người dân Ia Nhin bị thu thuế đất nông nghiệp (17/8/2012)
Bàn giải pháp dứt cảnh “loạn” xử phạt vi phạm hành chính (17/8/2012)
Xử 10 cán bộ Tài nguyên môi trường lấy tiền công chi riêng (16/8/2012)
“Mềm hóa” pháp luật để người dân vùng cao dễ hiểu (16/8/2012)
Cụ thể hóa để Luật PBGDPL nhanh “hòa nhập cuộc sống“ (16/8/2012)
Đẩy lùi oan sai (14/8/2012)
Đồng thuận cho giảng viên luật làm Luật sư (14/8/2012)
Phổ biến pháp luật phải “đối tượng nào, hình thức ấy” (13/8/2012)
Giết bạn gái sau khi “quan hệ“, nam sinh viên tù cả đời (13/8/2012)
Truy tố nguyên thẩm phán lừa tiền chạy án (13/8/2012)
Hà Nội sắp áp dụng quy định mới về hạn mức đất ở (13/8/2012)
Kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi chính đáng, người lao động mất việc (13/8/2012)
Tư pháp cần phát huy hơn nữa vai trò trong đời sống xã hội (13/8/2012)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design