Tháp tùng Chủ tịch nước
có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Giang Sơn, Ủy viên chuyên trách -
Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp (CCTP) Trung ương Nguyễn Tất Viễn, Phó
Trưởng ban Nội chính Trung ương Lê Minh Trí, Phó Chánh án TANDTC Tống Anh Hào,
Phó Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Trợ lý Chủ tịch nước Vũ Quy…
Về phía Bộ Tư pháp có Bộ
trưởng Hà Hùng Cường cùng các Thứ trưởng, lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự
(THADS, đại diện lãnh đạo một số đơn vị trong và ngoài Bộ, lãnh đạo một số Cục
THADS địa phương.
Giải quyết xong gần 355
nghìn việc
Báo cáo về kết quả công
tác THADS 9 tháng đầu năm 2015, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền nhận định, mặc dù
điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, số việc và tiền thụ lý mới tiếp
tục tăng so với cùng kỳ năm 2014 nhưng hệ thống THADS đã giải quyết xong số
việc, tiền nhiều hơn và đạt tỷ lệ cao hơn cùng kỳ.
Cụ thể, hệ thống THADS
đã thụ lý hơn 661 nghìn việc, tăng hơn 11 nghìn việc so với cùng kỳ. Trong đó,
số có điều kiện là trên 518 nghìn việc, chiếm 78,33% trong tổng số thụ lý. Về
tiền, tổng số thụ lý gần 117,5 nghìn tỷ đồng, tăng gần 33 nghìn tỷ đồng so với
cùng kỳ. Trong đó, số có điều kiện giải quyết là trên 70 nghìn tỷ đồng, chiếm
60,05% trong tổng số thụ lý. Trong số có điều kiện giải quyết, hệ thống THADS
đã giải quyết xong gần 355 nghìn việc, tương ứng với số tiền 31,5 nghìn tỷ
đồng, đạt tỷ lệ 68,53% về việc và 44,78% về tiền.
Cũng trong 9 tháng đầu
năm, đã có văn bản đôn đốc đối với 196 việc thi hành án hành chính, đạt tỷ lệ
98,5%; trong đó có 133 việc đã thi hành xong, đạt tỷ lệ 84,1%. Bộ Tư pháp đã
tiếp 382 lượt công dân, giải quyết được 98,56% số đơn thư khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh về THADS.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp
tiến hành rà soát, thống kê, ban hành kế hoạch và có các biện pháp tập trung
chỉ đạo giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức
tạp, kéo dài; đến nay đã giải quyết 11/49 vụ việc loại này. Trong tổng số tiền
phải thi hành theo bản án liên quan đến thu hồi tài sản cho Nhà nước đối với 8
vụ án lớn, hiện đã thi hành được gần 197 tỷ đồng, có 3 vụ đã thi hành xong (vụ
Huỳnh Ngọc Sỹ, vụ Vinashin, vụ Vinalines), đang tiếp tục thi hành hơn 11 nghìn
tỷ đồng.
Đối với các nhiệm vụ
CCTP trong tổ chức, hoạt động của cơ quan THADS, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền
cho biết, Bộ Tư pháp đã tham mưu giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội thông
qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS; phối hợp cùng các cơ quan
liên quan sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến công tác THADS trong
các dự thảo bộ luật, luật quan trọng khác… nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất
của các quy định, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả công tác
THADS.
Để đáp ứng tốt hơn yêu
cầu, nhiệm vụ trong điều kiện, tình hình mới, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác THADS, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục THADS
trực thuộc Bộ Tư pháp.
Có thể khẳng định công
tác THADS tiếp tục có những chuyển biến tích cực, góp phần duy trì ổn định trật
tự, kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, góp phần
tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa
phương.
Tuy nhiên, theo Thứ
trưởng Nguyễn Thúy Hiền, công tác THADS vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Nổi
lên là số việc và tiền chuyển kỳ sau còn tương đối nhiều, nhất là về giá trị;
một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm
chưa được xử lý dứt điểm; việc kiểm soát chính xác kết quả thực hiện một số chỉ
tiêu mang tính định tính hoặc tuyệt đối hóa theo Nghị quyết số 37/2012/QH13 còn
gặp khó khăn; nhiều vụ việc, kết quả thi hành phần thu hồi ngân sách nhà nước
rất thấp…
Trên cơ sở đánh giá
những kết quả vừa nêu, Bộ Tư pháp kiến nghị Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương quan
tâm, chỉ đạo xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến công tác
THADS, nhất là đối với việc thi hành phần trách nhiệm dân sự trong các vụ án
hình sự; chỉ đạo VKSNDTC, TANDTC tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn với Bộ Tư pháp
trong THADS, thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại; có ý kiến đề nghị các
cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp
luật về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên, phong tỏa tài khoản, tài
sản của người phạm tội trong quá trình tiến hành tố tụng.
Bộ cũng kiến nghị Ban
Chỉ đạo đề nghị Quốc hội cân nhắc, điều chỉnh các chỉ tiêu mang tính định tính
hoặc tuyệt đối hóa, giao chỉ tiêu thi hành án xong về việc phù hợp quy định của
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS; đề nghị Quốc hội quan tâm, bố
trí ngân sách bảo đảm thực hiện các đề án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục
vụ công tác THADS theo Nghị quyết số 49/NQ-TW, nhất là kho vật chứng và công
tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức THADS…
Cần quan tâm thi hành
phần dân sự trong vụ án hình sự
Vui mừng được vinh dự
đón Chủ tịch nước đến làm việc lần thứ hai trong vòng hơn nửa năm gần đây, Bộ
trưởng Hà Hùng Cường bày tỏ, sự quan tâm của Chủ tịch nước thật sự là nguồn cổ
vũ, động viên đội ngũ cán bộ THADS nói riêng, đội ngũ cán bộ ngành Tư pháp nói
chung.
Bộ trưởng chia sẻ đã chỉ
đạo Tổng cục THADS chuẩn bị báo cáo đầy đủ, khách quan, nêu đúng tình hình để
qua đó Chủ tịch nước có chỉ đạo sát sao giúp công tác THADS tiếp tục
chuyển biến hơn nữa, nhất là thực hiện nghiêm túc quy định của Hiến pháp năm
2013.
Nêu một số nhiệm vụ cần
triển khai trong thời gian tới, Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định toàn ngành
sẽ thực hiện tốt những quy định mới của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật THADS; rà soát các vụ án lớn theo những quy định mới của Luật Sửa đổi, bổ
sung; phối hợp chặt chẽ hơn với các ngành liên quan giải quyết vướng mắc hiện
hành trong công tác THADS cũng như thực hiện chỉ đạo của Quốc hội về tổng kết
chế định Thừa phát lại…
Bộ trưởng cũng hứa
với Chủ tịch nước tiếp tục tăng cường đoàn kết nội bộ, siết chặt kỷ cương, kỷ
luật hành chính, phối hợp tốt với các cơ quan liên quan nhằm đáp ứng mong mỏi
của Đảng, Nhà nước, nhân dân đối với công tác THADS.
Phát biểu kết luận buổi
làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương những kết quả đạt được trong
công tác THADS nói chung, trong tổ chức, hoạt động của cơ quan THADS từ xây
dựng đội ngũ cán bộ THADS trong sạch, vững mạnh; quan tâm đầu tư, xây dựng cơ
bản, trang thiết bị, phương tiện làm việc đến hiệu quả thí điểm chế định Thừa
phát lại tại 13 địa phương.
Đặc biệt, Chủ tịch nước
khen ngợi sự nỗ lực dốc sức của ngành Tư pháp trong công tác xây dựng thể chế,
nhờ đó Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS đã được Quốc hội thông
qua và tham gia, chủ trì các đạo luật quan trọng của đất nước như Bộ luật Dân
sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự… “Kết quả
tiến bộ rõ rệt mặc dù tăng cả về số việc, về số tiền phải thi hành, tất nhiên
vẫn còn những việc tồn đọng” là đánh giá tổng thể của Chủ tịch nước về công tác
THADS.
ua phản ánh của các đại
biểu, Chủ tịch nước cũng thể hiện sự lo ngại trước những khó khăn trong vấn đề
thi hành phần trách nhiệm dân sự trong các vụ án hình sự và yêu cầu ngành Tư
pháp cần quan tâm hơn nữa vấn đề này. Chủ tịch nước chỉ ra hai vướng mắc lớn
của vấn đề trên là điều kiện thi hành án thiếu, tức là không có tài sản, tiền
để thi hành án và hệ thống pháp luật còn có những khoảng trống nhất định.
Cho rằng cần học hỏi
kinh nghiệm của các nước, Chủ tịch nước nhấn mạnh đến các biện pháp kê biên,
phong tỏa tài khoản, tài sản của người phạm tội trong quá trình tiến hành tố
tụng, tránh trường hợp người phạm tội tẩu tán tài sản.
Theo Chủ tịch nước, với
cơ chế thanh toán tiền mặt hiện nay của nước ta thì không thể kiểm soát được
tài sản, thu nhập nên rất đồng tình với thực trạng khi cơ quan THADS “vào
cuộc”, người phải thi hành án không còn tài sản để thi hành. Do vậy, Chủ tịch
nước tán thành sự nghiên cứu chủ động của Bộ Tư pháp đối với Luật Đăng ký tài
sản sẽ góp phần hoàn thiện thể chế và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong
công tác THADS.
|