Tại
Báo cáo số 3868/BC-UBCVĐXH13 ngày 5/5/2015 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của
Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng quỹ
BHXH năm 2014 có nhận định: “Tình trạng lạm dụng để trục lợi quỹ BHXH, BHTN
chưa được kiểm soát có hiệu quả; việc giải quyết chế độ, chính sách về BHXH,
BHTN vẫn còn có sai sót, chưa kịp thời; người dân còn phàn nàn về cách làm
việc, thái độ phục vụ của một bộ phận không nhỏ cán bộ, viên chức ngành BHXH…”.
Về
vấn đề này, trong các Báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng
quỹ BHXH trong những năm gần đây cũng đã chỉ ra những hạn chế nêu trên
trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHTN. Đồng thời, cũng đã đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH,
cụ thể:
-
Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát việc giải quyết, thủ tục chi trả các
chế độ BHXH, nhất là chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp và trợ cấp thất nghiệp bảo đảm đúng đối tượng, đúng chế độ theo quy
định, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đồng thời ngăn chặn các hành vi lạm
dụng, trục lợi bảo hiểm. Trong đó, chú trọng công tác hướng dẫn nghiệp vụ cho
cán bộ làm công tác chính sách tại các đơn vị sử dụng lao động; chủ động phối
hợp với chính quyền địa phương để quản lý tốt đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội.
-
Đổi mới phương thức tổ chức chi trả chế độ lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ
cấp thất nghiệp hàng tháng qua tổ chức dịch vụ công ích của Nhà nước nhằm bảo
đảm tính chuyên nghiệp và an toàn trong việc thực hiện thu, chi.
-
Tiếp tục cải cách thủ tục trong thực hiện chính sách BHXH trên nguyên tắc đơn
giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham
gia. Trong năm 2015, BHXH Việt Nam tập trung hoàn thiện phần mềm quản lý nghiệp
vụ của ngành để đưa vào sử dụng thí điểm và tiến tới triển khai tại tất cả các
tỉnh, thành phố; cấp mã số định danh cho người tham gia và thụ hưởng; Triển
khai ứng dụng chữ ký số và xây dựng phần mềm cung cấp dịch vụ công trực tuyến
trên mạng Internet; tổ chức tiếp nhận và trả kết quả thủ tục trực tiếp tại
doanh nghiệp hoặc thông qua dịch vụ bưu điện, phấn đấu đến cuối năm 2015 giảm
thời gian thực hiện các giao dịch về thu, nộp BHXH của đơn vị, doanh nghiệp
xuống còn 49,5 giờ/năm.
-
Nâng cao ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân.
Minh
bạch, thuận tiện trong thực hiện chính sách BHXH
Trong
những năm qua, với sự cố gắng của ngành BHXH và sự vào cuộc của các cấp chính
quyền từ Trung ương tới địa phương trong triển khai thực hiện Nghị quyết số
21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, nhìn chung tình trạng lạm dụng
BHXH, BHTN và cách làm việc, thái độ phục vụ của cán bộ, viên chức ngành BHXH
đã từng bước được cải thiện theo hướng tốt hơn nhưng vẫn còn diễn ra, đòi hỏi
cần tiếp tục phấn đấu đáp ứng được yêu cầu.
Kỳ
họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật BHXH năm 2014, trong đó
bổ sung nhiều quy định nhằm tăng cường tính tuân thủ pháp luật, bảo đảm
công khai, minh bạch, thuận tiện hơn trong tổ chức thực hiện.
Bên
cạnh đó, Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 23/7/2013 với mục
tiêu tiếp tục phát triển ngành BHXH Việt Nam theo hướng hiện đại, bảo đảm đủ
năng lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực
hiện chính sách BHXH, BHYT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế.
Như
vậy, với các quy định mới của Luật BHXH năm 2014, sự quan tâm của các cấp chính
quyền và sự quyết tâm, cố gắng của ngành BHXH sẽ từng bước hạn chế được tình
trạng nêu trên, hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ sẽ được nâng lên.
|