DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 1,396
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Bỏ tử hình đối với tội tham nhũng - bất công với dân nghèo?

Một số người cho rằng nên bỏ tử hình với các tội danh tham nhũng, số khác lại phản đối vì nhiều lý do. Vậy nên hay không nên bỏ án tử hình với tội tham nhũng?

Tội phạm kinh tế - nên bỏ tử hình?

Mới đây, Chính phủ cho biết, về các phương án đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với các tội danh cụ thể thì vẫn còn có ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất nhất trí đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 7,5 tội trong số 22 tội danh có quy định hình phạt tử hình trong BLHS hiện hành. Đó là các tội: cướp tài sản; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người, tội phạm chiến tranh và tội vận chuyển trái phép chất ma túy (tách từ Điều 194 BLHS hiện hành thành Điều 251 Dự thảo).

Theo loại ý kiến thứ hai thì ngoài 7,5 tội danh nêu trên, cần bỏ hình phạt tử hình đối với 3 tội danh của BLHS hiện hành. Đó là sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;  tham ô tài sản; nhận hối lộ (các Điều 157, 278, 279 BLHS hiện hành). Bởi suy cho cùng thì các tội phạm này mang tính chất kinh tế, vì vụ lợi, người thực hiện hành vi phạm tội này nhằm mục đích thu lợi.

Tuy nhiên, theo Chính phủ, hiện nay chúng ta đang nỗ lực đấu tranh không khoan nhượng tệ nạn tham nhũng. Nhiều biện pháp đã được ban hành nhưng chưa có hiệu quả. Việc đặt vấn đề bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ - hai tội phạm tham nhũng đặc trưng nhất, nghiêm trọng nhất là chưa phù hợp, sẽ dẫn đến cách hiểu là pháp luật nương tay với các quan chức tham nhũng.

Không công bằng với người nghèo

Quan điểm nói trên của Chính phủ được nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐB) ủng hộ khi thảo luận vào Dự án BLHS sửa đổi. ĐB Nguyễn Đức Chung (Giám đốc Công an TP.Hà Nội) không đồng tình với đề xuất bỏ án tử hình đối với tội tham nhũng. Theo ĐB Chung, thực tế có chuyện án từ tử hình xuống 20 năm, rồi xuống mức thấp hơn... Chính vì vậy, ĐB Chung đề nghị vẫn để hình phạt tử hình đối  với tội phạm tham nhũng để có tính răn đe. 

“Người nghèo không có điều kiện, buộc đi buôn ma túy để sinh sống vẫn phải chịu án tử hình. Còn người có chức vụ, kiến thức mà tham ô, tham nhũng số tiền lớn mà lại không áp dụng án tử hình là không công bằng” - ĐB Chung nói.

ĐB Bùi Việt Phương (Ninh Bình) cũng chung đề nghị không bỏ tử hình đối với tội nhận hối lội và tội tham ô tài sản, vì đây là hai tội nặng nhất trong các tội về tham nhũng. Theo ĐB Phương: “Chúng ta đang đấu tranh chống tham nhũng, mặc dù cả hệ thống chính trị vào cuộc rất kiên quyết nhưng vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn và tội phạm tham nhũng thì vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, tinh vi, nhân dân vẫn đang trông chờ vào hiệu quả của cuộc đấu tranh này, vì thế nếu nương nhẹ khung hình phạt, sức răn đe sẽ hạn chế”.

Khuyến cáo cần “thận trọng” trong việc bỏ tội danh bỏ hình phạt tử hình, nhưng ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) vẫn ủng hộ bỏ hình phạt tử hình đối với các tội danh về kinh tế, có điều không nên giảm bớt hình phạt tử hình bằng mọi giá. “Trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có hai loại quy phạm, là quy phạm tùy nghi khuyến nghị và quy phạm bắt buộc. Việc bỏ hình phạt tử hình đối với các tội danh đều nằm hầu hết ở quy phạm tùy nghi khuyến nghị, cho nên không phải bắt buộc chúng ta thể chế hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên bằng mọi giá” - ĐB Quyền nói.

Ngoài các tranh cãi có nên bỏ tử hình với tội phạm tham nhũng, đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Bên cạnh quy định hiện hành về việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, Dự thảo BLHS (sửa đổi) bổ sung thêm một đối tượng nữa không áp dụng hình phạt tử hình đó là người già trên 70 tuổi và người bị kết án tử hình về các tội phạm có mục đích kinh tế nhưng đã khắc phục cơ bản hậu quả do hành vi phạm tội gây ra (trừ tội sản xuất, mua bán trái phép chất ma túy) thì cũng có thể không áp dụng hình phạt tử hình. Trường hợp này sẽ được giảm xuống tù chung thân. 

Nhiều ý kiến cho rằng quy định này chưa rõ, thiếu cụ thể, có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau và không đảm bảo tính khả thi, thế nào là khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm. Loại tội phạm nào là loại tội phạm có mục đích kinh tế? Do đó, các ý kiến đề nghị cần cân nhắc hết sức thận trọng quy định này./.

(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Phát huy vai trò của Bộ, ngành Tư pháp trong thời kỳ mới (8/9/2015)
Quán triệt tinh thần "trọng dân, tin dân" trong trưng cầu ý dân (4/9/2015)
Kiến nghị giảm qui trình, thời gian ủy thác tư pháp (4/9/2015)
Để dân không phải “kêu cứu” khắp nơi (4/9/2015)
Để người dân thực sự quyết vấn đề “quốc kế dân sinh” (4/9/2015)
Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự: Cần giảm thời gian, bớt qui trình (4/9/2015)
Quốc hội thông qua Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (4/9/2015)
Quốc hội thông qua chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần (4/9/2015)
XHH công tác PBGDPL: Cần có chính sách khuyến khích phù hợp (4/9/2015)
“Tội phạm hóa” hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội (6/8/2015)
Ngoại tình mà vẫn hưởng thừa kế 2/3 là bất công (6/8/2015)
Đừng để dân phải oằn mình “cõng” phí (6/8/2015)
Luật pháp dè dặt về quyền chuyển đổi giới tính (6/8/2015)
Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Bảo vệ tốt hơn quyền của phụ nữ, trẻ em (6/8/2015)
Người chuyển giới vẫn “ngoài vùng phủ sóng“ (6/8/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design