DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 51
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Đừng để dân phải oằn mình “cõng” phí

Thảo luận về Dự án Luật Phí và Lệ phí, đa số ý kiến Đại biểu Quốc hội lưu ý Luật cần khắc phục xu hướng lạm thu, tận thu, phí chồng phí...

Tuyệt đối không được tính lợi nhuận

Rất nhiều ý kiến cho rằng khái niệm về thuế, phí, lệ phí chưa rõ ràng. Đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đẫn Điều 6 của Dự án và “dịch” lại: Đối với phí, tên gọi của hành động nộp phí là trả tiền, mục đích để được cung cấp dịch vụ, chủ thể phục vụ ở đây là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Còn đối với lệ phí thì tên gọi của hành động nộp phí là nộp tiền, mục đích để được phục vụ, chủ thể phục vụ ở đây là cơ quan hành chính nhà nước… 

“Giải thích như vậy, người dân vẫn chưa thông. Câu hỏi đặt ra ở đây là gì? Được phục vụ khác với được cung cấp dịch vụ như thế nào? Cơ quan hành chính nhà nước sinh ra để phục vụ công việc quản lý nhà nước thì vì sao người dân đã đóng thuế nuôi bộ máy nhà nước để phục vụ dân mà vẫn phải trả tiền khi được phục vụ?” - ĐB chất vấn. 

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) đề nghị hết sức quan tâm nguyên tắc phải giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa, hợp lý giữa quyền lợi, nghĩa vụ của người dân với trách nhiệm phục vụ nhân dân của nền hành chính và của cán bộ, công chức. 

“Không phải khi chúng ta cung cấp bất cứ một dịch vụ nào cũng tính đến phí và lệ phí. Tôi nghĩ rằng điều này phản cảm và không có lợi cho sự phát triển của đất nước…”- ĐB Tâm bày tỏ quan điểm. Theo bà, nếu chúng  ta ban hành luật này với một chính sách phí và lệ phí hợp lý thì  sẽ khắc phục được xu hướng lạm thu, tận thu, phí chồng phí.  

Đặc biệt, ĐB cũng lưu ý: Không được tính đến lợi nhuận khi Nhà nước cung cấp dịch vụ công cho người dân. “Nếu  muốn xã hội hóa thì tách ra, không nên nhập nhằng điều này, rất phản cảm và người dân hoàn toàn không đồng tình về vấn đề này.” - bà phát biểu.

ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) đề nghị phải làm rõ bản chất của ba loại người dân phải đóng là: thuế, phí và lệ phí. “Thuế thì rất rõ, tôi đóng thuế tôi không đòi hỏi Nhà nước trả lại tôi một đối phần trực tiếp nào, nhưng phí là tôi đòi hỏi Nhà nước phải trả lại cho tôi một đối phần trực tiếp tôi mới sử dụng. Lệ phí sẽ là lưỡng tính, vừa có đối phần trực tiếp, vừa mang nghĩa vụ vì duy nhất chỉ cơ quan công quyền mới cung cấp…” .

ĐB Trần Du Lịch diễn giải một cách nôm na nhất và “chốt” lại: Về bản chất, những loại theo danh mục quy định tại Luật này thuộc chức năng của Nhà nước cung cấp cho xã hội. Theo ông, nếu thống nhất như vậy thì không có chuyện như các ĐB nêu ở Điều 7 là đặt vấn đề về lợi nhuận.

Thu phí sử dụng lòng lề đường và hè phố: Lợi bất cập hại

ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) đề nghị cần phải rõ về tính công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh phí chồng phí, thu chồng, thu chéo, tránh tình trạng mở rộng quá nhiều khoản phí, lệ phí, tạo gánh nặng cho dân, tránh tình trạng dân phải oằn lưng ra để “cõng” phí. 

ĐB cho biết ông rất phấn khởi khi ở Dự án Luật này, danh mục phí và lệ phí còn lại 90 khoản  thay vì trước đây là 115 khoản theo ngành và quy định thêm trên 300 khoản theo nhóm ngành. Tuy nhiên, ĐB đề nghị rà soát lại đánh giá, tính toán thêm về danh mục. Một ví dụ được ĐB này và rất nhiều ĐB khác đưa ra là phí sử dụng tạm thời lề đường, lòng đường, hè phố. 

Theo ĐB, phí này không phù hợp thực tế, bởi vô hình trung quy định phí này là khuyến khích người dân vi phạm về trật tự đô thị. Hoặc phí khai thác, sử dụng tài liệu do Nhà nước quản lý, nhưng trong khi từng ngành đều quy định danh mục phí, ví dụ phí cung cấp thông tin của ngành Tài chính, ngành Tài nguyên nước... Một loại lệ phí rất lạ là “lệ phí hoa hồng chữ ký” cũng được ĐB đưa ra (chẳng lẽ chữ ký cũng có lệ phí hoa hồng ???)… “Đây là tình trạng phí chồng phí. Tôi đọc không hiểu chắc cử tri cũng không hiểu,..”- ĐB này băn khoăn.

ĐB Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị cần bổ sung thêm một chương quy định riêng đối với các loại phí, lệ phí ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân mà qua nhiều lần tiếp xúc cử tri người dân đã kiến nghị nhưng chưa được thay đổi. 

“Nếu trong Dự thảo Luật này Quốc hội không cụ thể hóa được các khoản phí này, không nêu được mục đích thu, nguyên tắc xác định mức thu, cách thức tiến hành thu thì sẽ không giải quyết được bức xúc của cử tri như phí sử dụng đường bộ, phí sử dụng tạm thời lề đường, lòng đường, hè phố, học phí, viện phí, giá dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh...”- ĐB Cảnh phát biểu. 

Theo ông, việc cụ thể hóa các loại phí này trong Dự án Luật không chỉ giải quyết được bức xúc của cử tri mà còn góp phần tăng thu cho ngân sách, giúp cho các dịch vụ công được cung cấp tốt hơn.

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị một số khoản phí, lệ phí có số thu thấp, chi phí hành thu cao, công tác hành thu phức tạp, quản lý thu và sử dụng nguồn thu kém hiệu quả cần phải bãi bỏ như phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện xe mô tô…

Vẫn băn khoăn học phí, viện phí

Theo Dự án Luật Phí và Lệ phí, học phí, viện phí đã được chuyển sang nhóm hoạt động dịch vụ do Nhà nước định giá, tuy nhiên, nhiều ĐB vẫn băn khoăn bởi đây là vấn đề rất nhạy cảm và ảnh hưởng trực tiếp quyền được học hành của người dân đã ghi trong Hiến pháp. 

ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) đề nghị cần quy định lộ trình, cơ chế quản lý và chính sách học phí cho các trường công lập, chính sách miễn giảm cụ thể để viện phí, học phí không trở thành gánh nặng đối với những người nghèo, những gia đình chính sách, người già neo đơn. Đặc biệt, cần phải đảm bảo cho mọi trẻ em đều được đến trường, góp phần xây dựng một xã hội học tập và là cơ sở để phát triển nền kinh tế tri thức cho đất nước.

Liên quan đến miễn giảm phí, lệ phí, nhiều ĐB đề nghị nên quy định trong Luật. Luật cũng quy định rõ loại phí, lệ phí nào do Chính phủ quy định, loại nào do Chính phủ phân cấp cho các Bộ, ngành và địa phương để đảm bảo minh bạch, dễ thực hiện. Ngoài ra, các ý kiến cũng đề nghị 100% phí, lệ phí thu được đều phải nộp vào NSNN sau đó ngân sách mới phân bổ về các địa phương để đảm bảo công bằng giữa các đơn vị thu trên địa bàn và giữa các địa phương…

(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Luật pháp dè dặt về quyền chuyển đổi giới tính (6/8/2015)
Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Bảo vệ tốt hơn quyền của phụ nữ, trẻ em (6/8/2015)
Người chuyển giới vẫn “ngoài vùng phủ sóng“ (6/8/2015)
Quốc hội thảo luận Bộ luật Hình sự (sửa đổi) (6/8/2015)
Xây dựng chuẩn nghèo đa chiều (6/8/2015)
Nghiêm cấm sách nhiễu khách xuất cảnh (6/8/2015)
Gần 1 triệu lượt người được hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí (6/8/2015)
Cân nhắc bỏ án tử đối với tội phạm nghiêm trọng trên 70 tuổi (6/8/2015)
Không quy định trách nhiệm Hình sự, người dân lấy đâu tiền kiện pháp nhân? (6/8/2015)
Không sửa Điều 60 Luật Bảo hiểm XH? (6/8/2015)
Điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân (6/8/2015)
Quốc hội thảo luận dự án Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) (6/8/2015)
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong cải cách TTHC (6/8/2015)
4 mức đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức (6/8/2015)
Dự thảo BLDS (sửa đổi): Nhiều băn khoăn về quyền nhân thân (6/8/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design