DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 86
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Làm việc theo hợp đồng có được nâng lương thường xuyên?

– Ông Nguyễn Bá Chính (nguyenbachinh9@...), tốt nghiệp đại học, làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại cơ quan nhà nước, mã ngạch 01.003, bậc 1/9, hệ số 2,34 từ ngày 10/8/2011. Ông Chính hỏi, ông có được nâng bậc lương khi đủ 3 năm công tác không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của ông Chính như sau:

Ngày 31/7/2013, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 08/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh được quy định tại Điều 1 Thông tư này, trong đó có đối tượng nêu tại điểm c, khoản 1, Điều này là những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật.

Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

Điểm a, khoản 1 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV quy định thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên như sau:

- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

Khoản 2, Điều 2 Thông tư này quy định tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên như sau:

Đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

Đối với cán bộ, công chức:

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

Đối với viên chức và người lao động:

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Trường hợp ông Nguyễn Bá Chính, là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại cơ quan nhà nước, xếp lương ngạch chuyên viên (có trình độ đại học), bậc 1/9, hệ số 2,34 theo bảng lương số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP là đối tượng áp dụng chế độ nâng bậc lương thường xuyên theo quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV.

Căn cứ điểm a, khoản 1 và điểm b, khoản 2 Điều 2 Thông tư này, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003) và trong suốt thời gian giữ bậc lương được đánh giá từ mức hoàn thành niệm vụ trở lên, không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì ông Chính được nâng một bậc lương.

(Nguồn: chinhphu.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Không đăng ký thất nghiệp, không được hưởng trợ cấp (21/7/2014)
Về thực hiện quyền của người sử dụng đất (17/7/2014)
Trường hợp nào cán bộ xã được hưởng chế độ BHXH? (12/7/2014)
Thủ tục sang tên quyền sử dụng đất (21/2/2014)
Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (21/2/2014)
Thừa kế đất đai có được miễn thuế không? (21/2/2014)
Căn cứ pháp lý để xử lý các lừa đảo về giao dịch bằng vàng (24/12/2013)
Tranh chấp đất đai thừa kế của cha ông! (10/12/2013)
BÀ GIÀ ĂN CẮP (13/11/2013)
Khi ly hôn, phụ nữ cần được bảo vệ? (17/4/2013)
Khởi kiện ly hôn có buộc phải hòa giải ở cơ sở? (1/4/2013)
Không buộc phải làm lại Giấy khai sinh (28/3/2013)
Cho con, hay cho người giám hộ tài sản? (12/3/2013)
Mua 200m2 đất trồng cây lâu năm có hay không được tách “Sổ đỏ”? (8/3/2013)
Đất thực tế dư so với hợp đồng chuyển nhượng, người mua có được công nhận? (6/3/2013)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design