DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 21
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

BÀ GIÀ ĂN CẮP

(Đây là 1 câu chuyện có thật tại Indonesia)

                                         

Trong phòng xử... án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah. Lời bào chữa cho lý do ăn cắp của bà vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bệnh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói. Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói, bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.

Thẩm phán thở dài và nói : "Xin lỗi, thưa bà...” Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ: “Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi.”

Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo? Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp: “Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toàn này 50.000 Rupiah, vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật.”

Nói xong, ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký: “Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo!”

Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.

Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.


(Nguồn: )
CÁC TIN KHÁC:
Khi ly hôn, phụ nữ cần được bảo vệ? (17/4/2013)
Khởi kiện ly hôn có buộc phải hòa giải ở cơ sở? (1/4/2013)
Không buộc phải làm lại Giấy khai sinh (28/3/2013)
Cho con, hay cho người giám hộ tài sản? (12/3/2013)
Mua 200m2 đất trồng cây lâu năm có hay không được tách “Sổ đỏ”? (8/3/2013)
Đất thực tế dư so với hợp đồng chuyển nhượng, người mua có được công nhận? (6/3/2013)
Đất cho riêng con gái, tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng? (4/3/2013)
Đến thi hành án, vẫn có thể thương lượng được (1/3/2013)
Phân chia đất có làm tăng diện tích đất ở? (28/2/2013)
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, có được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất? (26/2/2013)
Công chức trong đơn vị sự nghiệp, không được phụ cấp công vụ (21/2/2013)
Tại sao giá bồi thường đất lại chênh lệch? (19/2/2013)
Xây dựng nhà sau khi quy hoạch được công bố, không bồi thường (19/2/2013)
Bị vợ “cắm sừng”, còn bị xử lý vi phạm? (5/2/2013)
Cơ sở nào xác định đất không tranh chấp để được cấp Giấy chứng nhận? (4/2/2013)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design