DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 6
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Khởi kiện ly hôn có buộc phải hòa giải ở cơ sở?

Chị Phạm Thị Thanh Tú (Châu Đốc - An Giang) hỏi: Tôi lấy chồng đã được hơn 20 năm (có đăng ký kết hôn). Những năm gần đây chồng tôi có vợ bé và thường xuyên ngược đãi đánh đập tôi nên chúng tôi đã ly thân thời gian cũng khá lâu. Khi tôi nộp đơn khởi kiện xin ly hôn thì Toà án nhân dân không thụ lý với lý do xã chưa hoà giải cho dù không thể hoà giải được do chồng tôi cố tình lánh mặt không tham dự cuộc hòa giải; tài sản không có; con đã trưởng thành. Nay nhờ luật gia tư vấn cho tôi để sớm giải thoát khỏi cuộc hôn nhân đầy bất hạnh này.

Hành vi của chồng chị là hành vi bạo lực gia đình, vì vậy cần phải được xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Chị cần báo cáo chính quyền địa phương để xử lý, đồng thời liên hệ với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh để được giúp đỡ về mặt pháp luật.  

          Theo quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn”. Do vậy trong trường hợp này, pháp luật không bắt buộc nhất thiết phải thông qua thủ tục hoà giải ở cơ sở. Tại Điều 2 Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở  quy định: “Hoà giải ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của tổ hoà giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, bản, tổ dân phố và cụm dân cư khác…” Do vậy Toà án buộc phải về xã hoà giải trong khi việc khởi kiện xin ly hôn của chị khi không có tài sản (như QSDĐ) là yêu cầu không đúng với quy định của pháp luật về hoà giải.

          Trong quá trình giúp đỡ về mặt pháp luật cho chị, tùy theo tính chất vụ việc Trung tâm TGPL có thể thực hiện quyền kiến nghị Tòa án thụ lý vụ việc mà không nhất thiết phải thông qua hòa giải ở cơ sở và cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư – cộng tác viên bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chị trong suốt quá trình giải quyết vụ án.

(Nguồn: tgpl.gov.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Không buộc phải làm lại Giấy khai sinh (28/3/2013)
Cho con, hay cho người giám hộ tài sản? (12/3/2013)
Mua 200m2 đất trồng cây lâu năm có hay không được tách “Sổ đỏ”? (8/3/2013)
Đất thực tế dư so với hợp đồng chuyển nhượng, người mua có được công nhận? (6/3/2013)
Đất cho riêng con gái, tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng? (4/3/2013)
Đến thi hành án, vẫn có thể thương lượng được (1/3/2013)
Phân chia đất có làm tăng diện tích đất ở? (28/2/2013)
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, có được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất? (26/2/2013)
Công chức trong đơn vị sự nghiệp, không được phụ cấp công vụ (21/2/2013)
Tại sao giá bồi thường đất lại chênh lệch? (19/2/2013)
Xây dựng nhà sau khi quy hoạch được công bố, không bồi thường (19/2/2013)
Bị vợ “cắm sừng”, còn bị xử lý vi phạm? (5/2/2013)
Cơ sở nào xác định đất không tranh chấp để được cấp Giấy chứng nhận? (4/2/2013)
Thời hạn triển khai quy hoạch là mấy năm? (1/2/2013)
Cơ quan nào có thẩm quyền chứng thực bản sao giấy tờ (31/1/2013)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design