DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 27
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Tọa đàm góp ý Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi – Phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Hôm 8/7/2014 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ kỹ thuật cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp (giai đoạn II), Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) tổ chức Tọa đàm góp ý Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi – Phần thứ 7 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Tọa đàm thu hút sự quan tâm của đông đảo đại biểu đến từ các Bộ/ngành ở Trung ương như Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải…; các trường Đại học: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; các Văn phòng Luật và các đơn vị trong Bộ. Ngoài ra, Tọa đàm còn có sự tham dự của các chuyên gia Dự án Jica Nhật Bản và các chuyên gia trong nước. Chủ trì Tọa đàm là ông Nguyễn Khánh Ngọc – Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp.

Tại buổi tọa đàm, Bộ Tư pháp đã thông tin về định hướng và ý tưởng sửa đổi phần thứ 7 của Bộ luật Dân sự năm 2005. Các chuyên gia Nhật Bản và các khách mời tham dự đã cùng trao đổi và bình luận các vấn đề chung về đối tượng điều chỉnh, pháp luật và thực tiễn bảo lưu trật tự công, thực tiễn lựa chọn pháp luật áp dụng trong các hợp đồng vay nước ngoài có bảo lãnh và hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên/bên tư nhân để đầu tư xây mới, nâng cấp, vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công (hợp đồng PPP) đồng thời đưa ra các so sánh, đánh giá về từng điều khoản của Dự thảo.

Việc sửa đổi Phần 7 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) được đặt trong tổng thể chung nhằm chế hóa các chủ trương lớn của nhà nước về cải cách pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường XHCN, hội nhập quốc tế, cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, ngoài các quan điểm chỉ đạo chung và định hướng cơ bản cho việc sửa đổi cả BLDS 2005 thì việc sửa đổi Phần 7 BLDS 2005 còn tập trung một số định hướng chính như sau: cần khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành, khẳng định tầm quan trọng, thứ tự ưu tiên của các quy định sửa đổi Phần 7 BLDS 2005 trong việc xác định nguyên tắc lựa chọn và áp dụng pháp luật đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; cần hài hòa hóa các quy định hiện hành với các chuẩn mực và quy tắc chung của cộng đồng quốc tế.

Với những định hướng chính như trên, việc sửa đổi, bổ sung Phần 7 BLDS 2005 cần đáp ứng một số yêu cầu về đảm bảo khả thi về phạm vi điều chỉnh, điều kiện thực tế Việt Nam và về thời gian khi phải đáp ứng tiến độ chung của việc sửa đổi cả BLDS 2005, những vấn đề chưa chín muồi, chưa đủ thông tin kiểm nghiệm từ thực tiễn thì tiếp tục nghiên cứu để đề xuất đưa vào xây dựng Luật Tư pháp quốc tế trong tương lai; Đảm bảo yếu tố hội nhập quốc tế, tiếp thu các tiêu chuẩn, chuẩn mực pháp lý chung đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi; Bảo đảm sự hài hòa và gắn kết của các sửa đổi tại Phần 7 với toàn bộ BLDS; thể hiện rõ nguyên tắc đặc thù của quan hệ dân trong việc xây dựng các quy phạm xung đột đó bình đẳng, tự thỏa thuận, tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm của các bên trong quan hệ dân sự; đồng thời quy định rõ ràng, cụ thể nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với nhóm vấn đề về nhân thân, thừa kế cũng như bất động sản mà ở đó ý chí của các bên bị hạn chế bởi quy định của BLDS.

Phòng Tư pháp quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế

Phần 7 BLDS 2005 hiện hành có 20 Điều, sau khi sửa đổi sẽ thành Phần thứ năm BLDS mới với 15 Điều, giảm 05 Điều so với Phần 7 hiện hành.

05 Điều của Phần 7 BLDS cũ được lược bỏ gồm: (1) Bỏ Điều 763 vì việc xác định người không có, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự về thực chất cũng là một trong những nội dung của năng lực hành vi dân sự và vấn đề này sẽ được gộp vào Điều quy định về Năng lực hành vi dân sự của cá nhân (Điều V.5) tại Phần thứ năm của BLDS mới; (2) Bỏ Điều 771 (giao kết hợp đồng vắng mặt) do về cơ bản đây cũng là một hình thức hợp đồng nên sẽ được điều chỉnh chung tại điều về Hợp đồng tại Phần thứ năm mới (Điều V11); (3) Bỏ ba điều gồm Điều 774 (Quyền tác giả có YTNN), Điều 775 (Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng có YTNN), Điều 776 (Chuyển giao công nghệ có YTNN) vì đã được quy định chi tiết và cụ thể trong các Luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.

15 Điều của Phần thứ năm BLDS mới được sửa đổi trên cơ sở vẫn giữ kết cấu bố cục của các Điều khoản cũ của Phần 7 BLDS 2005, không có Điều nào được bổ sung hay giữ nguyên.

Nội dung Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi (bao gồm Phần thứ 5) đã được đăng tải trên trang thông tin của Bộ Tư pháp lấy ý kiến công khai. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các cá nhân, tổ chức đối với Dự thảo Phần thứ 5, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục hoàn thiện để trình các cấp có thẩm quyền.

(Nguồn: chinhphu.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Công bố 5 luật và 1 Nghị quyết (17/7/2014)
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng họp phiên thứ 5 (12/7/2014)
Công bố 6 đạo luật mới (12/7/2014)
Sẽ thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động thường xuyên, độc lập (12/7/2014)
Thủ tướng chỉ đạo rà soát chính sách dân tộc (12/7/2014)
Cơ quan quản lý có trách nhiệm bảo đảm bí mật thông tin hộ tịch (12/7/2014)
Sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005: Không “bỏ rơi” hộ gia đình và tổ hợp tác (12/7/2014)
Luật Đất đai 2013: Khắc phục tình trạng thu hồi đất tràn lan (12/7/2014)
Hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao về cấp GCNQSDĐ (12/7/2014)
Phải tiếp công dân ít nhất 1 ngày trong 1 tháng (12/7/2014)
Bộ Tư pháp phản đối Tòa làm khó phóng viên (12/7/2014)
Sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005: Bảo vệ tốt hơn các quyền dân sự (12/7/2014)
Từ 1/7: Quản chặt bán hàng đa cấp (12/7/2014)
Công chứng ngày càng đổi mới để phục vụ dân tốt hơn (2/7/2014)
Tạo cơ chế thông thoáng cho các tổ chức hành nghề công chứng (1/7/2014)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design