DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 35
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Nhất trí sớm xây dựng Luật Thừa phát lại

Tại phiên họp chiều (16/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với đề xuất cho dừng việc thí điểm chế định Thừa phát lại, giao Chính phủ ban hành một Nghị quyết về việc tổ chức hoạt động Thừa phát lại để trên cơ sở tổng kết Nghị quyết này trình Quốc hội Luật Thừa phát lại.

Những kết quả đáng chú ý

Trình bày Báo cáo tổng kết việc triển khai tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại (TPL) theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, đến nay, tại 13 địa phương thực hiện thí điểm đã có 53 Văn phòng (VP) TPL được thành lập, trong đó khoảng 50% các VP TPL được tổ chức theo hình thức công ty hợp danh và 50% được tổ chức theo hình thức doanh nghiệp tư nhân. 

Về nguồn nhân lực, tổng số nhân lực đang làm việc tại 53 VP TPL là 643 người, trong đó có 134 TPL; 295 Thư ký nghiệp vụ và 214 nhân viên khác. Đội ngũ TPL đang hành nghề là những người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực pháp lý, trong đó phần lớn đã là luật sư, thẩm phán, điều tra viên, chấp hành viên…

Tính đến ngày 31/7/2015, các VP TPL đã tống đạt được 834.734 văn bản, lập 39.027 vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án 781 việc, trực tiếp tổ chức thi hành án 322 vụ việc, đạt tổng doanh thu là 107 tỷ 552 triệu 100 nghìn đồng. 

Trong các mảng công việc, hoạt động tống đạt chiếm tỷ trọng lớn với 834.734 văn bản được tống đạt và doanh thu gần 50 tỷ đồng (chiếm 44,79% tổng doanh thu); kế đến là hoạt động lập vi bằng với 39.027 vi bằng được lập và doanh thu trên 52 tỷ đồng (chiếm 49,07% tổng doanh thu). Hoạt động xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án chiếm tỷ trọng nhỏ với 781 việc xác minh và 322 vụ việc trực tiếp tổ chức thi hành án, doanh thu của 2 loại công việc trên mới đạt gần 7 tỷ đồng (chiếm 9,28% tổng doanh thu).

Nhất trí chuẩn bị xây dựng Luật Thừa phát lại

Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh việc thực hiện chế định TPL là một chủ trương về xã hội hóa một số hoạt động tư pháp đã được ghi trong Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội cũng đã có Nghị quyết về cho thí điểm hoạt động này. Đến nay chúng ta đã triển khai thực hiện trên thực tế và qua tổng kết cho thấy chế định TPL có những ưu điểm, mặt tốt để có thể giảm gánh nặng cho các cơ quan Tòa án và Thi hành án, đồng thời tăng cường lựa chọn cho người dân trong việc lựa chọn các dịch vụ pháp lý. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng kết quả triển khai thí điểm chế định TPL ở 13 tỉnh, thành phố cho thấy đây là một chế định tốt. Do vậy, Chủ tịch Quốc hội tán thành với đề xuất chấm dứt việc thí điểm và cho phép triển khai chính thức chế định TPL. 

Tán thành với đề xuất của Ủy ban Tư pháp, Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội Nguyễn Đức Hiền cho rằng trên thực tế xác định địa vị pháp lý của TPL chính là việc quan trọng nhất. Do vậy, ông đề nghị trên cơ sở tổng kết 2 lần thực hiện chế định thí điểm TPL để nhân rộng mô hình thành lập các VP TPL tùy vào hoàn cảnh cụ thể và điều kiện của các địa phương. 

Tổng kết phiên họp, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu tán thành với ý kiến của đa số các thành viên trong Ủy ban Tư pháp là cho dừng việc thí điểm. Quốc hội sẽ ban hành một Nghị quyết về việc thực hiện TPL với các điều kiện, nội dung, phạm vi, trình tự thủ tục nhất định, sau đó giao cho Chính phủ ban hành Nghị quyết làm cơ sở cho việc ai, cơ sở nào đủ điều kiện của cả Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ thì được thực hiện hoạt động TPL. Trên cơ sở tổng kết quá trình thực hiện Nghị quyết này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội Luật TPL. 

(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Tiếp tục tăng cường TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số (23/9/2015)
Quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học (23/9/2015)
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án đơn giản hóa giấy tờ công dân (23/9/2015)
Huy động trí tuệ, đề cao trách nhiệm của thanh niên vào việc xây dựng dự thảo Bộ luật HS (sửa đổi) (23/9/2015)
Đề xuất quy định quản lý cước vận tải biển (23/9/2015)
“Tín dụng đen” phát triển, do hổng pháp luật? (23/9/2015)
Quyền tiếp cận thông tin của trẻ em phải vì sự lợi ích tốt nhất của trẻ em (23/9/2015)
Dự thảo Luật Phí và lệ phí từ góc nhìn chuyên gia (23/9/2015)
Miễn xử phạt lao động cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước (23/9/2015)
Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động thông tin đối ngoại (23/9/2015)
Người Việt được cấp giấy phép lái xe quốc tế từ tháng 10 (23/9/2015)
Quy định mới về bảo hiểm hưu trí (23/9/2015)
MTTQ là mái nhà chung để các tôn giáo cùng phát triển (23/9/2015)
Dự thảo BLDS sửa đổi: Tiếp cận dần với nền kinh tế thị trường (23/9/2015)
Bảo hiểm y tế thu mỗi học sinh hơn 400.000 đồng một năm (23/9/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design