DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 111
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Sử dụng hiệu quả chế tài “dư luận” để phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp

Sáng 18/9, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Cải cách Tư pháp TƯ họp phiên thứ 22 dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – Trưởng BCĐ để cho ý kiến về các “Đề án thực trạng và giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp” (do Quân ủy TƯ, Ban Cán sự Đảng TANDTC, VKSNDTC trình).

Điểm lại một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động của TAND, VKSND, đại diện lãnh đạo hai ngành đều thừa nhận, tình hình tiêu cực trong hoạt động tư pháp vẫn còn diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều nơi. Tờ trình của Ban Cán sự Đảng TANDTC thừa nhận, tình trạng cán bộ, công chức TA vi phạm quy tắc nghề nghiệp vẫn còn xảy ra, đặc biệt những trường hợp vi phạm pháp luật hình sự, nhận hối lộ làm ảnh hưởng đến uy tín của TA. 

Theo Tờ trình của Ban Cán sự Đảng VKSNDTC, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong nội bộ ngành KSND khi tiến hành các hoạt động tư pháp vẫn còn nhiều tồn tại. Việc phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp có liên quan đến công chức của ngành KSND chưa được kịp thời, vẫn để kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức trong ngành có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực…

Vì vậy, trong số các giải pháp được lựa chọn để phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp, ngành TAND và KSND đều cho rằng, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện xử lý các hành vi tiêu cực trong hoạt động tư pháp của TAND, KSND là biện pháp phòng, chống tiêu cực trực tiếp, hiệu quả và có ý nghĩa then chốt. 

Một số ý kiến, trong đó Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đề nghị, tăng cường các giải pháp từ bên ngoài, nhất là khai thác “kênh” luật sư, ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu sự tiếp cận giữa người xử lý vụ án với đương sự  nhằm giảm tiêu cực, nhũng nhiễu. 

Theo Thường trực BCĐ, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp thì cần xác định rõ trách nhiệm, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát các hoạt động giữa các cơ quan tố tụng, các cơ quan được giao thực hiện các nhiệm vụ tư pháp; xác định rõ trách nhiệm và cơ chế bảo đảm việc thực hiện đúng đắn trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong hoạt động tư pháp và phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp.

Đặc biệt, BCĐ nhấn mạnh đến giải pháp từ “yếu tố con người” để hạn chế tiêu cực. Cùng với việc hoàn thiện pháp luật để cán bộ không có điều kiện “vận dụng”, “lách luật”, Phó Trưởng ban Nội chính TƯ Nguyễn Doãn Khánh thấy “phải tạo dựng được “văn hóa xấu hổ”, tạo áp lực xã hội trong đấu tranh lên án hành vi tiêu cực để cán bộ, công chức không dám tham nhũng, tiêu cực”. Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cũng thấy, xây dựng được “đạo đức công vụ trong thực thi pháp luật” là rất quan trọng để đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp.

Ngoài giải pháp đào tạo, tuyển dụng, đánh giá để chọn lựa cán bộ ngay từ đầu vào, một giải pháp phòng ngừa tốt được Thứ trưởng Bộ Tư pháp kiến nghị là tăng cường trách nhiệm hoàn trả của cán bộ, công chức sau khi Nhà nước thực hiện trách nhiệm bồi thường trong các vụ oan, sai, có vi phạm để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thực thi  công vụ, hạn chế tiêu cực.

Theo Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, để phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp, cần có những giải pháp “sát sườn” với hoạt động thực tiễn và thực trạng phòng, chống tiêu cực của các cơ quan tư pháp. Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát lẫn nhau trong hoạt động tư pháp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ rõ ràng của từng cơ quan và mỗi cán bộ cũng phải tự kiểm soát bản thân để có hành vi phù hợp. Đặc biệt, cần sử dụng hiệu quả chế tài “dư luận” để phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp thông qua việc công khai, minh bạch”.

 “Các cơ quan tư pháp bảo vệ công lý thì không có lý do gì để tiêu cực. Muốn có công lý thì nội bộ cơ quan tư pháp phải trong sạch nên làm tốt công tác phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp sẽ đảm bảo uy tín của các cơ quan được coi là “chỗ dựa công lý của xã hội”, củng cố được niềm tin của nhân dân vào chế độ, vào hệ thống cơ quan tư pháp” – Chủ tịch Nước nhấn mạnh./.

(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
TP. HCM: “Ngồi nhà” vẫn được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (23/9/2015)
Hướng dẫn miễn, giảm tiền sử dụng đất (23/9/2015)
Nhất trí sớm xây dựng Luật Thừa phát lại (23/9/2015)
Tiếp tục tăng cường TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số (23/9/2015)
Quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học (23/9/2015)
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án đơn giản hóa giấy tờ công dân (23/9/2015)
Huy động trí tuệ, đề cao trách nhiệm của thanh niên vào việc xây dựng dự thảo Bộ luật HS (sửa đổi) (23/9/2015)
Đề xuất quy định quản lý cước vận tải biển (23/9/2015)
“Tín dụng đen” phát triển, do hổng pháp luật? (23/9/2015)
Quyền tiếp cận thông tin của trẻ em phải vì sự lợi ích tốt nhất của trẻ em (23/9/2015)
Dự thảo Luật Phí và lệ phí từ góc nhìn chuyên gia (23/9/2015)
Miễn xử phạt lao động cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước (23/9/2015)
Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động thông tin đối ngoại (23/9/2015)
Người Việt được cấp giấy phép lái xe quốc tế từ tháng 10 (23/9/2015)
Quy định mới về bảo hiểm hưu trí (23/9/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design