DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 95
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Thông tư 28 liệu có “xoá sổ” được bức cung, dùng nhục hình?

Thông tư 28 liệu có “xoá sổ” được bức cung, dùng nhục hình?

Thời gian qua, hiện tượng bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra vụ án hình sự đã gây nhiều bức xúc trong dư luận. Thông tư 28/2014 TT-BCA của Bộ Công an về công tác điều tra hình sự trong công an nhân dân sẽ có hiệu lực từ ngày 25/8 tới đây, được coi là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình cải cách tư pháp. Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều người quan tâm là làm thế nào để giám sát hiệu quả hiện tượng bức cung, dùng nhục hình, tránh tình trạng "nói không đi đôi với làm"? Để làm rõ vấn đề này, PV báo Đời sốngPháp luật đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia về nội dung mà dư luận đang quan tâm.

Nguyên Phó Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra Trung ương ông Nguyễn Công Ngọ: "Cần có bên thứ ba độc lập để giám sát bức cung, dùng nhục hình"

- Thưa ông, ông nghĩ như thế nào về hiện tượng bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra hiện nay và lý do tại sao nó lại xảy ra?

Trước hết, phải nói rằng, tình trạng bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra vụ án hình sự là có xảy ra ở một số nơi và không chỉ riêng ở cấp nào. Chính vì phát hiện ra hiện tượng này nên mới cấm điều tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can, người bị tạm giữ.

Có ba nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bức cung, dùng nhục hình. Thứ nhất, do bị sức ép từ bên trên về thời gian ra kết quả điều tra. Thường thì, trường hợp này hay xảy ra vào giai đoạn chưa khởi tố bị can. Thứ hai, mặc dù có thể điều tra viên đã thu thập được các chứng cứ khác liên quan đến hành vi phạm tội của bị can nhưng họ lại nhất định không nhận tội hoặc khai ra đồng phạm nên cán bộ điều tra dùng nhục hình để bắt họ phải thừa nhận. Thứ ba, có thể vì một động cơ nào đó, cán bộ điều tra muốn bị can hoặc người bị tạm giữ khai ra ai đó có liên quan nên ép họ phải nói theo ý của mình.

Vấn đề cấm bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra thì trong Bộ luật Tố tụng Hình sự trước đây cũng đã quy định rõ. Còn Thông tư 28/2014 về công tác điều tra hình sự trong công an nhân dân mà Bộ trưởng Bộ Công an vừa ký thì nêu cụ thể hơn. Người dân rất mong muốn cơ quan tố tụng phải thực sự công tâm, minh bạch trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

- Vậy, theo ông, làm thế nào để công tác giám sát đạt được hiệu quả?

Để giám sát hiệu quả hiện tượng bức cung, dùng nhục hình, theo tôi cần có một bên độc lập, không nhất thiết phải thuộc viện kiểm sát. Bởi, thông thường ở một vụ án, ngay từ giai đoạn đầu khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can đến kết quả điều tra và đưa ra truy tố thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát cũng đã phải làm việc với nhau, đưa ra tài liệu, lập luận để thống nhất quan điểm nên nếu để viện kiểm sát làm nhiệm vụ giám sát việc bức cung, dùng nhục hình của điều tra viên có thể sẽ không triệt để.

Hoặc cũng có trường hợp, ngay từ đầu, quan điểm của hai bên đã "vênh" nhau nên việc giám sát có thể không thực sự khách quan. Tất nhiên, trường hợp không thống nhất quan điểm là ít, đa số là thống nhất quan điểm, ví dụ khởi tố về tội gì, có khởi tố thêm tội danh hay không hoặc chuyển tội danh... Vì vậy, nên có bên thứ ba độc lập, giám sát. Còn bên thứ ba là ai thì chúng ta cần bàn luận, tính toán thêm, có thể là đoàn thể chẳng hạn, nhưng cần có quy định, cơ chế hoạt động rõ ràng.

Ngoài ra, muốn hiệu quả thì cũng cần xử lý nghiêm các trường hợp điều tra viên, cán bộ điều tra vi phạm. Nếu phát hiện những người này có dấu hiệu vi phạm bức cung, dùng nhục hình thì thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra phải cho kiểm tra, xác minh ngay để xử lý kịp thời.

Trân trọng cảm ơn ông!

Bà Đinh Thị Mai Lan, ủy viên ủy ban Pháp luật của Quốc hội: "Luật không thiếu chế tài, vấn đề là thực thi"

- Bà đánh giá như thế nào về nội dung Thông tư này, đặc biệt là vấn đề về bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra hình sự?

Thực ra, nội dung của Thông tư không mới mà chỉ nhắc lại các nguyên tắc của pháp luật dưới dạng cụ thể hoá những hành vi của điều tra viên và định hướng việc xử lý trong tình huống nhất định.

Điểm đáng ghi nhận ở Thông tư này là đã nhấn mạnh yêu cầu đối với điều tra viên, cán bộ điều tra trong cách ứng xử với can phạm và người thân liên quan. Trong đó, quy định điều tra viên phải tiếp và làm việc với người bị triệu tập tại trụ sở cơ quan công an hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc của họ và phải có giấy triệu tập. Ngoài ra, điều tra viên cũng không được cho người đang bị tạm giữ, tạm giam sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để liên lạc, trao đổi thông tin với người khác (kể cả trong và ngoài khu vực Trại tạm giam, Nhà tạm giữ), trừ trường hợp đặc biệt để phục vụ yêu cầu điều tra vụ án thì phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan điều tra, hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra

Trước đây từng xảy ra một số vụ việc bức cung, dùng nhục hình gây bức xúc trong dư luận, điển hình như vụ năm công an đánh chết một nghi can ở Phú Yên… Bài học rút ra, nếu có những sự việc tương tự thì xử lý như thế nào?

Trước Thông tư này, pháp luật đã có những quy định rất rõ, nghiêm cấm hành vi dùng nhục hình, bức cung, mớm cung, tiết lộ bí mật hay chạy án... Và, ngay cả Bộ Công an cũng đã có những quy định riêng khá cụ thể về vấn đề này. Soi lại thời điểm xảy ra các vụ việc bức cung, mớm cung gần đây (như vụ ở Phú Yên, vụ Bắc Giang) thì rõ ràng nguyên nhân không phải do pháp luật thiếu những quy định điều chỉnh hay thiếu hiểu biết pháp luật, mà hoàn toàn xuất phát từ phạm trù đạo đức. Điều đáng lên án là hiện tượng này ngày càng trở thành "không cá biệt". Do vậy, ngoài ban hành và thực thi có hiệu quả pháp luật, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần có giải pháp chấn chỉnh ngay trong chính lực lượng của mình, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các điều tra viên, cán bộ thẩm vấn có hành vi vi phạm.

- Về quy định điều tra viên không được tiếp thân nhân bị can, thân nhân người bị tạm giữ hoặc liên quan… ở bất cứ đâu. Liệu có khả thi không, cần giám sát việc này như thế nào?

Đây là quy định hợp lý, việc tiếp và làm việc với tất cả các chủ thể liên quan đến việc điều tra nên diễn ra ở cơ quan, trụ sở Nhà nước. Điều này nhằm đảm bảo tính khách quan và cũng tránh cho cán bộ điều tra khỏi các tình huống khó xử. Còn việc thực hiện nghiêm các quy định này hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào ý thức của các cán bộ điều tra và mức độ xử lý đối với người vi phạm.

Tóm lại, các quy định của pháp luật có được thực thi, có hiệu lực hay không, còn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí, sự quyết tâm của các cơ quan chấp pháp; đạo đức nghề nghiệp của cán bộ trực tiếp thực thi, sự vụ cụ thể và chế tài đối với hành vi vi phạm.

Xin cảm ơn bà!

Luật sư, Thạc sỹ Trịnh Minh Tân (Trưởng Văn phòng Luật sư Trịnh Minh Tân,  Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh): Điều tra viên giỏi, không bức cung nhục hình

Về tổng thể, Thông tư 28/2014/TT-BCA cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ của Cơ quan điều tra và điều tra viên. Đặc biệt Thông tư đã nhấn mạnh đến nguyên tắc hoạt động điều tra là phải “Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân...”. Nội dung này giống như một “chế tài” buộc các điều tra viên phải nâng cao trình độ và nghiệp vụ điều tra. Trình độ sâu, nghiệp vụ giỏi sẽ tránh được bức cung, nhục hình.

(Nguồn: doisongphapluat.com)
CÁC TIN KHÁC:
Hội đàm và Ký kết Bản Ghi nhớ hợp tác pháp luật và tư pháp: sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Xlô-va-kia (14/1/2015)
Sẽ có Bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức công chứng viên (14/1/2015)
VKS có thể thực hành quyền công tố từ khi có tin báo tội phạm (7/1/2015)
Sẽ phân định rõ hơn thẩm quyền về chứng thực để “dân không phải chạy vòng quanh” (7/1/2015)
Công bố “Thực trạng hoạt động phân tích chính sách trong quá trình xây dựng Luật ở Việt Nam hiện nay” (7/1/2015)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Hội Luật gia Việt Nam (7/1/2015)
Thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” (6/1/2015)
Pháp luật nghiêm thì mới có công lý (10/12/2014)
Tuyên truyền pháp luật hiệu quả qua các phiên tòa lưu động (10/12/2014)
Nhiều thay đổi trong tiếp công dân (10/12/2014)
Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng để đề xuất giải pháp (10/12/2014)
Quy định về đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu (9/12/2014)
Lộ trình điều chỉnh lương hưu tăng dần (9/12/2014)
Bộ Tư pháp thuộc nhóm đầu về cải cách hành chính (9/12/2014)
Cán bộ tiếp dân phải đặt mình vào vị trí người dân (9/12/2014)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design