DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 23
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Lộ trình điều chỉnh lương hưu tăng dần

Từ năm 2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, tương ứng với 15 năm đóng BHXH của lao động nữ và 20 năm đóng BHXH của lao động nam. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Đây là lộ trình điều chỉnh mức hưởng lương hưu hàng tháng được UBTVQH ủng hộ liên quan dự án luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) chiều 10/9.

Có ý kiến ĐBQH chưa tán thành việc điều chỉnh mức lương hưu hàng tháng như dự thảo Chính phủ trình khi tuổi nghỉ hưu của người lao động thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, việc sửa đổi này là cần thiết để khắc phục tình trạng mất cân đối trong đóng –hưởng BHXH.

Theo đó, có 2 phương án được đề xuất. Phương án 1 điều chỉnh tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng theo lộ trình, từ năm 2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, tương ứng với 15 năm đóng BHXH của lao động nữ và 20 năm đóng BHXH của lao động nam. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Phương án 2tán thành với ý kiến của Chính phủ, theo đó, số năm đóng BHXH tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu cho người nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm; năm 2019 là 17 năm; năm 2020 là 18 năm; năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa 75%.

UBTVQH tán thành với phương án 1 dù cho rằng, cả 2 phương án đều hướng tới mục tiêu bảo đảm việc cân đối đóng – hưởng BHXH.

"Trong điều kiện tuổi nghỉ hưu được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động thì cần giảm thiểu tác động bất lợi đối với người lao động nghỉ hưu, đặc biệt là lao động nữ. Việc thực hiện quy định này phải đồng bộ với lộ trình thu BHXH để đảm bảo tiền lương hưu người lao động thực nhận không bị sụt giảm nhiều so với trước đó" - theo UBTVQH.

Bên cạnh đó, do tuổi nghỉ hưu của nam, nữ chênh lệch 5 năm nên cần phải bảo đảm bình đẳng giới khi điều chỉnh chính sách này.

Đồng thời, cần có lộ trình nâng số năm đóng BHXH của nam giới từ 15 năm lên 20 năm để đạt 45% mức bình quân tiền lương tháng tính lương hưu (cụ thể như sau: năm 2018 là 16 năm; năm 2019 là 17 năm; năm 2020 18 năm; năm 2021 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm).

UBTVQH cho rằng, việc thực hiện lộ trình này sẽ tạo điều kiện để lao động nam có thời gian thích ứng với các thay đổi chính sách theo nguyên tắc đóng – hưởng đảm bảo mục tiêu xây dựng luật.

ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) tán thành lộ trình như dự thảo luật vì đã "tránh sốc" cho người nghỉ hưu sau. Ông cho rằng, trong diễn biến tiền lương không ổn định, nếu chia đều quá trình lao động thì khó, đồng lương không đủ sống. Cách tính theo dự thảo luật đúng tinh thần đóng bao nhiêu hưởng bao nhiêu là rất đúng.

Ômg cũng nhận xét ngay chính trong QH các ĐB cũng có nhận thức lệch về lương hưu khi nghĩ rằng anh nào nghỉ sớm có lợi, anh nào nghỉ muộn là thiệt, nghỉ sớm lương cao hơn. Do đó, lộ trình như dự thảo luật đảm bảo tránh thiệt cho người nghỉ hưu sau này cũng như tránh đóng bảo hiểm nhưng chưa được cân đối nguồn hưu trí.

(Nguồn: vietnamnet.net)
CÁC TIN KHÁC:
Bộ Tư pháp thuộc nhóm đầu về cải cách hành chính (9/12/2014)
Cán bộ tiếp dân phải đặt mình vào vị trí người dân (9/12/2014)
Tọa đàm lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Báo cáo định hướng xây dựng Luật Đấu giá tài sản (9/12/2014)
Quy định gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài (9/12/2014)
Kiên quyết bãi bỏ thủ tục gây phiền hà cho doanh nghiệp (9/12/2014)
Hướng tới xây dựng Phân viện Học viện Tư pháp tại TP.Hồ Chí Minh (9/12/2014)
Tiến tới xây dựng Luật Thừa phát lại (9/12/2014)
15 Luật sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (9/12/2014)
Bổ sung tiêu chí điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo (9/12/2014)
Thủ tướng: Tự do báo chí phải theo quy định luật pháp (9/12/2014)
Phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (7/11/2014)
Giải quyết di dân tự do cần đẩy mạnh xóa đói nghèo (7/11/2014)
Bám sát nhiệm vụ của MTTQ để tư vấn cho đúng (7/11/2014)
Nâng cao vai trò giám sát của MTTQ (7/11/2014)
Trao giấy phép cho đại diện của hai tổ chức con nuôi nước ngoài của Hoa Kỳ (7/11/2014)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design