Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết
luật được nâng lên từpháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ban hành cách đây hơn 10
năm.
Luật để cụ thể hóa quy
định của Hiến pháp 2013: Mọi người có
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà
nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; cũng như để phù hợp
với các công ước quốc tế mà VN là thành viên.
Luật này còn nhằm khắc
phục những bất cập, tồn tại của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
hiện hành; đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nhằm tạo sự thông
thoáng, minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm tôn trọng, bảo hộ, bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; hạn chế
sự can thiệp hành chính của nhà nước vào các công việc nội bộ của
tổ chức tôn giáo; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo điều kiện để
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các giá trị dân chủ, văn minh của loài
người và CNXH được phát huy; giữ vững niềm tin của người có tín ngưỡng, tôn
giáo vào chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước; góp phần thực hiện tốt chính
sách đối ngoại của Đảng, nhà nước, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo chống Đảng, nhà nước.
Tuy nhiên, các thành viên
UB Thường vụ QH hôm nay cho rằng dự thảo chưa toát lên được mục tiêu hạn chế
sự can thiệp hành chính của nhà nước vào các công việc nội bộ của
tổ chức tôn giáo.
Cơ quan thẩm tra, UB Văn
hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng QH th ấy việc quản lý nhà nước về
tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn nặng nề.
"Quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo là những quyền mang yếu tố tinh thần, tâm linh, do đó quản lý
nhà nước phải mang tính đặc thù.
Cần chuyển đổi phương
thức quản lý nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo từ kiểm soát sang giám sát
và hướng dẫn; từ cơ chế xin phép - cấp phép hoặc đăng ký - chấp thuận sang cơ chế đăng ký - thẩm định theo các điều kiện được quy định cụ thể, rõ ràng, tăng
cường hình thức thông báo trước một thời hạn nhất định", Chủ nhiệm UB Đào
Trọng Thi nói.
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cũng không hài lòng khi thấy dự
thảo luật "để nhà
nước làm nhiều quá, chỗ nào cũng thấy đăng ký, cấp phép".
"Quản
lý thì cần nhưng có cần thiết thanh tra chuyên ngành không, đối với một hoạt
động xã hội mềm mại, uyển chuyển thế này? Tổ chức lễ hội cũng phải đăng ký và được chấp thuận, có cần động tác
này không, lâu nay vẫn quản lý lễ hội chứ có phải buông đâu", bà Mai nêu
một số ví dụ.
Chủ nhiệm UB
Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa nhận thấy dự thảo quá nặng về quản lý, đặt
điều kiện như vậy không đáp ứng được yêu cầu bảo đảm tự do tín ngưỡng tôn giáo
mà Hiến pháp đề ra. Ông Lê Minh Thông, Phó chủ nhiệm UB Pháp luật ủng hộ thay
việc đăng ký, xin phép bằng thông báo.
Trong khi
đó, dự thảo luật lại chưa thể hiện được yêu cầu đối phó với những tiêu cực
trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Bà Trương
Thị Mai đặt vấn đề: "Có loại bỏ được tà giáo, mê tín dị đoan đang lôi kéo
người dân không? Những điều này mà làm được thì chắc chính các tổ chức tôn giáo
cũng ủng hộ".
Trưởng Ban
Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền lưu ý quan tâm tình trạng lợi dụng hoạt động tôn
giáo để kỳ thị, chống phá, trục lợi. Ông Nguyễn Kim Khoa lại lưu ý những tổ
chức tôn giáo trái phép đang có xu hướng phát triển ở các vùng Tây Bắc, Tây
Nguyên, cũng như việc lợi dụng tự do tôn giáo để chống đối Đảng, nhà nước.
Kết luận phiên họp, Phó chủ
tịch QH Tòng Thị Phóng yêu cầu ban soạn thảo tham khảo ý kiến từ các UB liên
quan khác trong QH để hoàn thiện dự luật trình QH tại kỳ họp tới.
Bà Phóng tin
rằng luật này ra đời sẽ là một bước tiến bộ quan trọng về tín ngưỡng tôn giáo ở
VN.
UB Thường vụ QH cũng thảo
luận về dự thảo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi, trong đó đề
nghị nâng độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 để tương thích với Công ước về
quyền trẻ em.
|
|