Phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc
Đại
đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu được hun đúc qua
hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ
trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng,
chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế
thị trường ngày càng phát triển, hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng,
thì công tác phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc còn phải hướng vào mục
tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của tất cả các ngành sản xuất
kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng và sáng tạo khoa học-công nghệ, hội
nhập quốc tế thắng lợi.
Để phát huy mạnh mẽ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện
thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và
tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh trong giai đoạn hiện
nay, tiếp tục nâng cao
hiệu quả công tác tuyên truyền, bồi dưỡng và phát huy lòng yêu nước, lòng tự
hào dân tộc, truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân nghĩa, khoan dung và ý thức
về sức mạnh đại đoàn kết trong quá trình phát triển đất nước. Đồng thời, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
các tầng lớp nhân dân, trong đó có các dân tộc, tôn giáo, đồng bào Việt Nam ở
nước ngoài.
Đổi mới thể chế kinh tế là nhiệm vụ
ưu tiên
Tại phiên thảo luận, đại biểu Bùi
Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, nhìn nhận
lại thành tựu, kết quả của đất nước thời gian qua “là rất ấn tượng, nhưng chưa
thể thỏa mãn”.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói trước
đây vị thế kinh tế Việt Nam có thể nói là đứng đầu khu vực, nhưng hiện nay, GDP
tính theo đầu người của nước ta chỉ ở mức 1/5 mức trung bình của thế giới, bằng
1/3 nước láng giềng Thái Lan.
Nước ta phải chịu nhiều khó khăn do
phải chiến tranh kéo dài, nhưng cũng đã 40 năm thống nhất đất nước, 30 năm đổi
mới và đây là khoảng thời gian mà những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng bị
chiến tranh tàn phá nhưng đã có bước đột phá, từ điểm xuất phát thấp trở thành
nước phát triển hàng đầu như hiện nay.
Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam
còn rất ít thời gian và không nhiều những lợi thế truyền thống như cơ cấu dân
số, nguồn tài nguyên, lao động rẻ. Vì vậy, “nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu
cầu bắt buộc nếu muốn thoát khỏi những hạn chế, yếu kém hiện tại”, Bộ trưởng
Bùi Quang Vinh góp ý.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh mong muốn
sự đổi mới, cải cách thể chế, từ chính trị, quản lý Nhà nước và đặc biệt là sự
đổi mới thể chế kinh tế phải được coi là ưu tiên, dựa trên 3 trụ cột. Cụ thể là
thịnh vượng phải đi đôi phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, tập trung
thúc đẩy doanh nghiệp trong nước, nêu cao tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo; tạo
sự công bằng và hội nhập bình đẳng cho mọi người, bảo đảm quyền lợi cho những
bộ phận yếu thế, dễ tổn thương trong phát triển, coi đây ưu việt của định hướng
XHCN; nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước, các thiết chế
phải có sự giám sát của người dân, tạo dựng khung khổ pháp lý thúc đẩy quyền
công dân, quyền thông tin của người dân.
|