DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 103
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình

Ngày 18/01/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2016/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.


Chính sách quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình

1- Phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hinh quảng bá trên toàn quốc theo công nghệ hiện đại để mọi người dân tiếp cận dễ dàng các kênh chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và của địa phương.

2- Phát triển thị trường dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền bền vững, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng nhằm huy động nguồn lực xã hội góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền và đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh, đa dạng của người dân.

3- Tạo điều kiện thuận lợi để huy động, sử dụng các nguồn lực xã hội tham gia sản xuất các chương trình, kênh chương trình trong nước theo hình thức liên kết nhằm nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân; bảo vệ và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của dân tọc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

4- Quản lý việc cung cấp nội dung thông tin trên dịch vụ phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật về báo chí; quản lý hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật về viễn thông; quản lý hoạt động dịch vụ phát thanh, truyền hình theo quy định tại Nghị định này.

5- Tăng cương công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả nội dung thông tin, chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình bằng các biện pháp kỹ thuật và các phương pháp thống kê, điều tra xã hội học hiện đại.

6- Tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệp hội truyền hình trả tiền và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hinh hoạt động hiệu quả để góp phần thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ phát thanh, truyền hình phù hợp với chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Kênh nước ngoài trên truyền hình trả tiền không quá 30% tổng số kênh khai thác

Nghị định quy định rõ, các kênh chương trình nước ngoài cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam phải đáp ứng 6 yêu cầu:

1- Số lượng kênh chương trình nước ngoài khai thác trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không vượt quá 30% tổng số kênh khai thác.

2- Có nội dung lành mạnh, phù hợp văn hóa Việt Nam, không vi phạm những quy định của pháp luật về báo chí của Việt Nam.

3- Đã đáp ứng yêu cầu quyền sở hữu hoặc sử dụng bản quyền nội dung khi cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam.

4- Đã được chứng nhận đăng ký cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.

5- Được một đơn vị có Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài theo quy định tại Điều 20 Nghị định này thực hiện biên tập, biên dịch và chịu trách nhiệm về nội dung biên tập, biên dịch.

6- Không bao gồm thông tin quảng cáo được cài đặt sẵn từ nước ngoài. Các nội dung quảng cáo (nếu có) phải được thực hiện tại Việt Nam, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo và đơn vị được cấp Giấy phép biên tập chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo.

7- Đã có đại lý được ủy quyền tại Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2016./.

 

(Nguồn: )
CÁC TIN KHÁC:
Cục Trợ giúp pháp lý triển khai công tác năm 2016 (21/1/2016)
Sẽ quy định cụ thể hình thức xin lỗi công khai (20/1/2016)
Để tử tù “tâm phục khẩu phục” khi thi hành án (19/1/2016)
Phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác văn phòng (19/1/2016)
Cần cả chính sách “vượt trần” để hút nhân tài (19/1/2016)
Nâng cao kỷ luật công vụ, văn hóa công sở trong năm 2016 (19/1/2016)
Trợ cấp khó khăn đột xuất cho thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong công an nhân dân (19/1/2016)
Hà Nội triển khai công tác tư pháp năm 2016 (13/1/2016)
Nghệ An: Tổng kết 5 năm thực hiện các đề án PBGDPL (13/1/2016)
Trung ương bỏ phiếu kín đề cử nhân sự chức danh Tổng Bí thư (13/1/2016)
Hội nghị triển khai công tác bồi thường năm 2016 (13/1/2016)
Hoạt động nghiên cứu và quản lý khoa học pháp lý đánh dấu nhiều đổi mới (12/1/2016)
Tập trung nguồn lực sửa đổi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (12/1/2016)
Ngành tư pháp xác định 11 nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2016 (12/1/2016)
Những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành phát triển KTXH năm 2016 (11/1/2016)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design