DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 29
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Hiến pháp năm 2013: Nhiều điểm mới về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực

Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2014 và có nhiều điểm mới so với Hiến pháp năm 1992.

Đổi mới trong nhận thức về chủ thể của quyền lập Hiến

Trước hết có thể thấy, Hiến pháp năm 2013 đã được thông qua theo một quy trình dân chủ, bảo đảm việc lấy ý kiến rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân, thể hiện ý chí của đông đảo nhân dân lao động. Điều đó khẳng định mặc dù có sự sửa đổi xong thực tế quyền xây dựng Hiến pháp trước hết thuộc về nhân dân.

Một điểm mới về quyền lực trong Hiến pháp năm 2013 đó là việc nhận thức về chủ thể của quyền lập hiến. Cụ thể, nếu như trong Hiến pháp năm 1992 tại Điều 83 có quy định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” thì sang Hiến pháp năm 2013 nội dung này đã được quy định như sau: “... Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp...” (Điều 69 Hiến pháp năm 2013). Việc sửa đổi nội dung này là hoàn toàn hợp lý và đảm bảo sự phù hợp với tư tưởng “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” quy định tại Điều 3 Hiến pháp mới. Quốc hội không phải là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, Quốc hội chỉ là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, Nhân dân mới là chủ thể tối cao của quyền lập hiến. Ngoài việc khẳng định quyền lập hiến thuộc về Nhân dân, vai trò của Nhân dân cũng được khẳng định rất rõ trong quy trình làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. 

Một điểm mới nữa có thể thấy của Hiến pháp mới được ban hành, đó là sự đề cao nguyên tắc Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, phần nào khắc phục sự chưa hợp lý trong quy định về hình thức thực hiện quyền lực của Nhân dân. Nếu như Hiến pháp năm 1992 chỉ ghi nhận một cách chung chung “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân” thì đến Hiến pháp năm 2013 nội dung này được cụ thể hóa tại Điều 6 ghi nhận “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”

Như vậy, bằng việc sửa đổi Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm tiến bộ, điểm mới rất đáng ghi nhận trong đó việc tiếp tục thể hiện và cụ thể hóa những nội dung xoay quanh vấn đề quyền lực là những nội dung đặc biệt quan trọng bởi đó là cơ sở, nền tảng để triển khai những nội dung khác trong Hiến pháp.

Lần đầu đưa được chế định “kiểm soát” quyền lực giữa các cơ quan nhà nước

Trong lịch sử bộ máy nhà nước Việt Nam không tổ chức theo nguyên tắc phân quyền. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước ta có tiếp thu những điểm hợp lý trong lý thuyết phân quyền của các nhà nước tư sản. Trên cơ sở kế thừa các bản Hiến pháp trước đó và có sự phát triển phù hợp với xu thế của thời đại, Hiến pháp năm 2013 tại Điều 2 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Có thể thấy, với quy định tại Điều 2 nêu trên, về cơ bản chúng ta vẫn kế thừa tư tưởng “Quyền lực nhà nước là thống nhất” được quy định trong các bản Hiến pháp trước. Tuy nhiên, một điểm sửa đổi rất đáng ghi nhận của Hiến pháp năm 2013 đó là việc đề xuất và đưa được chế định “kiểm soát” quyền lực giữa các cơ quan nhà nước.

Tư tưởng kiểm soát quyền lực nhà nước có từ rất sớm, tư tưởng này được các nhà triết học đặt ra từ thời La Mã cổ đại và được bổ sung, phát triển ở thời kỳ Khai sáng. Theo đó, các nhánh quyền lực được giới hạn bằng công cụ pháp lý thông qua việc phân chia thành các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các nhánh quyền lực này chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật. Sự phân chia này không chỉ nhằm chuyên môn hoá các quyền mà còn tạo ra cơ chế giám sát, chế ước lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực, tạo ra sự cân bằng về quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước. 

Xuất phát từ đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Đảng ta khẳng định: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”, “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” và Hiến pháp mới năm 2013 đã có sự thay đổi một bước trong cách thức tư duy về phân công thực hiện quyền lực nhà nước. Có thể nói, Hiến pháp mới đã quy định rõ nét hơn, rành mạch hơn đối với các cơ quan công quyền cấp cao trong việc thực hiện các quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Theo đó, “Quốc hội thực hiện quyền lập pháp” (Điều 69), “Chính phủ thực hiện quyền hành pháp” (Điều 94) và “Toà án nhân dân thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102). Sự phân công rõ ràng về tính chất và phạm vi quyền lực của mỗi loại cơ quan công quyền cũng là đòi hỏi việc thực hiện quyền lực nhà nước phải có giới hạn.

Hiến pháp năm 2013 cũng phản ánh tư duy đổi mới về kiểm soát quyền lực nhà nước được khẳng định trong Văn kiện của Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Điều 2 của Hiến pháp có khẳng định nguyên tắc “kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện đồng thời với nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Điều đó, có thể được hiểu là mỗi cơ quan trong việc thực thi quyền lực nhà nước đều phải chịu sự kiểm soát lẫn nhau bằng các quyền cụ thể do pháp luật quy định, đồng thời mỗi cơ quan đều có trách nhiệm thực hiện đúng phạm vi quyền lực của mình, không xâm lấn, không lạm quyền.

Trong quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan, sự phân công, phối hợp, kiểm soát luôn luôn được đặt trong nguyên tắc thống nhất quyền lực được quy định trong Hiến pháp năm 2013, do vậy ít nhiều có sự khác biệt nhất định với kiềm chế, đối trọng của nguyên tắc phân chia quyền lực theo thuyết Tam quyền phân lập của các học giả tư sản. Sự khác biệt đó, thể hiện ngay trong các quy định tiếp theo của Hiến pháp năm 2013. Cụ thể, Điều 69 của Hiến pháp 2013 có quy định:

“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.”

Bằng việc quy định như trên, một lần nữa Hiến pháp năm 2013 khẳng định, ở nhà nước Việt Nam không thực hiện phân quyền mà sự tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước luôn tuân theo nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau nhưng vẫn bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất.

Như vậy, Hiến pháp mới được ban hành năm 2013 đã thể hiện rõ nội dung ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được xác lập trên thực tế. Sự phân công rành mạch ba quyền này tạo cơ sở pháp lý cho cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Phù hợp xu thế phát triển của thời đại

Thực tiễn cho thấy chỉ trên cơ sở phân định một cách đúng đắn, hợp lý, rõ ràng giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để các quyền này có điều kiện thực hiện đầy đủ và đúng đắn ý nguyện, quyền lực của nhân dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật thì quyền lực nhà nước mới được kiểm soát có hiệu quả. Xuất phát từ mục đích đó, Hiến pháp năm 2013 cũng khẳng định cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Đó là một chương riêng về các thiết chế hiến định độc lập gồm ba cơ quan mới được thành lập: Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước. Ba cơ quan này đều do Quốc hội thành lập...

Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước được Đảng và Nhà nước ta nhìn nhận như một nguyên tắc, một phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước bên cạnh nguyên tắc phân công, phối hợp. Kiểm soát quyền lực nhà nước bắt nguồn từ một nguyên tắc nền tảng – nguyên tắc xác định nguồn gốc của quyền lực nhà nước là “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Nhà nước không tự có quyền lực mà quyền lực của nhân dân, được nhân dân ủy quyền, trao quyền cho Nhà nước thay mặt nhân dân thực hiện. Cho nên, tất yếu quyền lực nhà nước phải được kiểm soát và là nhu cầu khách quan từ phía nhân dân – chủ thể ủy quyền đối với Nhà nước là chủ thể được ủy quyền thực thi quyền lực nhà nước.

Thực tiễn hiện nay, ở nước ta, dường như đã và đang vận hành hai hệ thống hướng đến kiểm soát quyền lực nhà nước. Thứ nhất, hệ thống tự kiểm soát của Nhà nước thông qua hoạt động giám sát của các cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), hoạt động thanh tra nhà nước, hoạt động xét xử của Tòa án, hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát các cấp, hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước cấp dưới. Thứ hai, sự kiểm tra, giám sát của xã hội, thể hiện qua sự kiểm tra, giám sát của Đảng đối với Nhà nước, hoạt động giám sát của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên, của các tổ chức xã hội, của công dân, của các cơ quan báo chí; trong một chừng mực nào đó còn có sự giám sát của cộng đồng quốc tế. Trong hoạt động thực tiễn của nhà nước ta hiện nay, đã có những chuyển biến tích cực trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện. Chẳng hạn, như khung pháp lý cho kiểm soát nhà nước tiếp tục được xây dựng, nghiên cứu, thiết kế nhất là trong bối cảnh Hiến pháp năm 2013 đã thông qua và có hiệu lực thi hành; các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra được chú trọng, tăng cường, kết quả của những hoạt động này ngày càng được Nhà nước công khai rộng rãi cho nhân dân biết; việc xử lý các kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra được triển khai dưới sự chỉ đạo sát sao của các chủ thể có thẩm quyền cao nhất.

Có thể thấy, quyền lực và kiểm soát quyền lực luôn là vấn đề quan trọng của mọi quốc gia trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã kịp thời có tư tưởng chỉ đạo việc sửa đổi và thông qua bản Hiến pháp mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại./. 

(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Hội thảo “Thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và khả năng hình sự hóa một số hành vi trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm” (23/9/2014)
Sửa đổi Bộ luật dân sự: Bảo vệ và bảo đảm hữu hiệu quyền dân sự (17/9/2014)
Tiến tới chỉ có công báo điện tử (17/9/2014)
Bộ Tư pháp thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Kết luận của Bộ Chính trị về CCTP (17/9/2014)
Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Không để “lợi ích nhóm” chi phối việc xây dựng pháp luật (17/9/2014)
Đào tạo “ba chung”: Góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng, bảo vệ quyền lợi của người dân (11/9/2014)
Hiệu quả ấn tượng từ Hội thi Hòa giải viên giỏi ở Lai Vung (11/9/2014)
Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 4 Ủy ban châu Á của Liên minh công chứng Quốc tế. (11/9/2014)
Sẽ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Công chứng sửa đổi (11/9/2014)
Không thể để các băng nhóm “xã hội đen” ngoài vòng pháp luật (11/9/2014)
Xác định thời gian tính tiền nộp chậm thi hành xử phạt VPHC (11/9/2014)
Người chuyển giới đề xuất được quyền đổi tên (11/9/2014)
“Nền tư pháp nhân dân phải có nhân dân tham gia thực sự…” (9/9/2014)
Địa phương phản ánh gặp khó khăn trong thi hành án tử hình (9/9/2014)
Tham vấn trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật (9/9/2014)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design