DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 24
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Giải đáp một số thắc mắc về chế độ vùng ĐBKK

Ông Nguyễn Xuân Hải là kế toán trường THPT số 4 Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Trường ông Hải vừa thực hiện chi trả chế độ vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP, Nghị định 116/2010/NĐ-CP và Nghị định 19/2013/NĐ-CP.

Trường ông Hải có một giáo viên đã có thời gian công tác tại trường THCS và THPT Trung Hoá, cũng thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ĐBKK), có quyết định thuyên chuyển về công tác tại THPT số 4 Bố Trạch, nhận công tác từ ngày 4/9/2011. Giáo viên này đã hưởng đủ 5 năm phụ cấp thu hút khi công tác tại trường cũ.

Ông Hải hỏi, giáo viên này được hưởng phụ cấp thu hút theo Nghị định 19/2013/NĐ-CP hay phụ cấp lâu năm theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP? Khái niệm luân chuyển trong Nghị định 19/2013/NĐ-CP có được hiểu như thuyên chuyển trong quyết định chuyển công tác của giáo viên nói trên không?

Ông Hải cũng đề nghị giải đáp các thắc mắc sau:

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT số 4 Bố Trạch được hưởng chế độ ưu đãi vùng ĐBKK từ ngày 15/12/2013, thì có được hưởng chế độ trợ cấp lần đầu theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP hoặc Nghị định 19/2013/NĐ-CP nữa không? Nếu được hưởng thì tính từ thời gian nào, có cần điều kiện đủ thời gian công tác tại vùng ĐBKK (5 năm đối với nam và 3 năm đối với nữ) không?

- Trường hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên nghỉ sinh; giáo viên có giấy cử đi học thời gian hơn 3 tháng, nhưng thực tế vẫn tham gia giảng dạy trong khoảng thời gian đi học, thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thu hút không? Chế độ với giáo viên tham gia học tập trong thời gian nghỉ hè được xem xét như thế nào?

- Ngoài giáo viên, các cán bộ, nhân viên khác như nhân viên Y tế, Thiết bị, Thư viện, Kế toán, chế độ ưu đãi được áp dụng theo văn bản nào?

Về vấn đề này, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 19/9/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP thì trường hợp giáo viên ông Hải hỏi không thuộc đối tượng sắp xếp, luân chuyển. Do vậy, giáo viên này khong được hưởng phụ cấp thu hút theo Nghị định 19/2013/NĐ-CP, mà được hưởng phụ cấp công tác lâu năm theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Việc thuyên chuyển được ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền của giáo viên này là thuyên chuyển theo nguyện vọng cá nhân khác với việc sắp xếp, luân chuyển được ghi trong Nghị định 19/2013/NĐ-CP.

Trường hợp hưởng trợ cấp lần đầu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 116/2010/NĐ-CP thì cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường được hưởng chế độ trợ cấp lần đầu, thời gian và mức trợ cấp được tính theo Điều 6 Nghị định 116/2010/NĐ-CP (thời gian phải đủ 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam trở lên).

Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được hưởng chế độ trợ cấp lần đầu theo Điều 10 Nghị định 19/2013/NĐ-CP nhưng phải thuộc diện luân chuyển có thời hạn và được ghi trong quyết định luân chuyển.

Chế độ khi nghỉ thai sản và đi học

Theo quy định tại mục c khoản 1 Điều 8 của Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 116/2010/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian nghỉ sinh (nghỉ việc) và được hưởng BHXH thì không được tính hưởng phụ cấp thu hút. Còn phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên vẫn được hưởng bình thường theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP.

Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đi học theo quy định tại điểm a mục 2 của Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP, thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng thì không được hưởng phụ cấp ưu đãi nói trên.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong thời gian đi học 3 tháng đó, họ vẫn tranh thủ tham gia giảng dạy theo phân công của đơn vị thì họ vẫn được xem xét để hưởng phụ cấp ưu đãi (thời gian không tham gia giảng dạy liên tục phải dưới 3 tháng).

Ngoài ra, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được tạo điều kiện khi được cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo có thẩm quyền cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ thì được đài thọ tiền mua tài liệu học tập (không tính tài liệu tham khảo), tiền học phí và thanh toán tiền mua vé tàu, xe, tiền thuê chỗ ở, phụ cấp công tác trong thời gian đi học theo chế độ công tác phí hiện hành.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức đi học theo quy định tại mục a khoản 1 Điều 8 của Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 116/2010/NĐ-CP, thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng ĐBKK từ 1 tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp thu hút.

Theo đó, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ, công chức, viên chức đi học trong thời gian nghỉ hè (nghỉ phép) thì trong điều kiện cụ thể, đơn vị xem xét để tính hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp khi đi làm việc, nhưng phải đảm bảo các chế độ khác của người lao động liên quan đến chế độ phép.

Chế độ với nhân viên trường học

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 61/2006/NĐ-CP thì nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là đối tượng được hưởng theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP.

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức và người hợp đồng lao động thì cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức (nhân viên Y tế, Thiết bị, Thư viện, Kế toán, Văn phòng) là đối tượng được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP.

Như vậy, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ngoài là đối tượng được hưởng Nghị định số 61/2006/NĐ-CP, Nghị định 19/2013/NĐ-CP còn là đối tượng được hưởng của Nghị định 116/2010/NĐ-CP. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng theo quy định của văn bản được ban hành sau (theo quy định tại khoản 3 Điều 83 Luật 17/2008/QH12).

(Nguồn: chinhphu.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Chỉ được hưởng 1 lần chế độ ưu đãi trong giáo dục (9/2/2015)
Các trường hợp thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (9/2/2015)
Chế độ mai táng phí với thân nhân liệt sĩ áp dụng từ 1/10/2005 (9/2/2015)
Hướng dẫn tính chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng (9/2/2015)
Tính tiền lương trong tháng có ngày nghỉ ốm (9/2/2015)
Trường hợp nào thôi hưởng phụ cấp công vụ? (29/1/2015)
Công nhân viên chức có được hưởng BHYT theo đối tượng hộ nghèo? (27/1/2015)
Tiêu chuẩn về thị lực đối với người điều khiển xe cơ giới (27/1/2015)
Cấp cứu có cần giấy chuyển viện? (19/1/2015)
Con bệnh binh được miễn học phí (19/1/2015)
Năm 2015, các hộ kinh doanh có được ưu đãi thuế? (19/1/2015)
Phải báo cáo cấp có thẩm quyền khi hợp đồng phát sinh chi phí (19/1/2015)
Giảm trừ khi trả nợ tiền sử dụng đất trước hạn (14/1/2015)
Hướng dẫn xếp lương hệ cao đẳng trong doanh nghiệp (14/1/2015)
NHNN hướng dẫn về lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở (14/1/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design