- Mặc dù có quyết tâm nhưng
tới đây, để thực hiện việc phòng chống tham nhũng (PCTN) hiệu quả hơn thì cần
phải làm gì tiếp, thưa ông?
Ông Huỳnh Phong Tranh: Chúng tôi cho rằng, rất nhiều việc cần phải làm đồng bộ để
đẩy mạnh hiệu quả PCTN. Đó là tiếp tục hoàn thiện vấn đề pháp luật, cơ chế,
chính sách, quan tâm lĩnh vực nhạy cảm có thể xảy ra tham nhũng, những lĩnh vực
dễ có tiêu cực. Phải triển khai mạnh biện pháp phòng ngừa cho thiết thực hơn,
chặt chẽ hơn, đặt trọng tâm phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử. Đồng thời
phát huy vai trò của xã hội, các cơ quan báo chí, người dân, khuyến khích bảo
vệ, khen thưởng người tố cáo; tiếp tục thực thi Công ước Liên Hợp quốc về
PCTN.
- Việc bảo vệ người chống tham nhũng
còn bất cập nên hạn chế việc huy động sự tham gia của nhân dân vào PCTN. Vậy
tới đây, cần phải có những đổi mới gì?
Ông Huỳnh Phong Tranh: PCTN là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân,
đặc biệt là vai trò của báo chí và công chúng. Việc công chúng tham gia PCTN là
một việc hết sức quan trọng, nên ngoài quyết tâm chính trị của Đảng, của Nhà
nước, các tổ chức chính trị -xã hội, sự tham gia của người dân và báo chí là
hết sức hiệu quả, là kênh thông tin quan trọng, rộng rãi cho công cuộc
PCTN.
- Theo ông, nguyên nhân nào khiến kê
khai tài sản đang là một trong 3 lĩnh vực kém hiệu quả trong phòng ngừa tham
nhũng?
Ông Huỳnh Phong Tranh: Kê khai tài sản, thu nhập được xác định là 1 trong 9 giải
pháp quan trọng phòng ngừa tham nhũng. Từ năm 2007, việc kê khài tài sản
đã bắt đầu thực hiện và từ đó đến nay ngày càng có nhiều tiến bộ, có kết quả
tích cực. Song phải thừa nhận việc kê khai tài sản vẫn còn hình thức, chưa thực
chất do nhận thức, tính tự giác của người kê khai chưa đầy đủ. Ngoài ra, vai
trò của người lãnh đạo cơ quan, thủ trưởng, người đứng đầu chưa quan tâm đúng
mức, chế tài chưa đầy đủ; tính trung thực, công khai về tài sản thu nhập tăng
lên chưa cao…
- Trân trọng cảm ơn ông!
|