Nhưng nhìn lại có thể thấy, cải cách
chế độ công vụ, công chức mà 2 Bộ đang xới xáo là câu chuyện đã được nhiều địa
phương áp dụng thành công tuy chưa thực sự có được một “công thức” thống nhất.
Địa phương mạnh dạn, hào hứng
Tỉnh đầu tiên thí điểm thi tuyển
lãnh đạo đứng đầu Sở, ngành là Quảng Bình khi vào tháng 4/2013, tỉnh này đã tổ
chức thi tuyển chức danh Giám đốc Sở Y tế. Đối tượng dự thi tuyển là những
người nằm trong quy hoạch cho chức danh Giám đốc Sở.
Hình thức thi tuyển là các thí sinh
báo cáo chương trình hành động của mình trước Ban giám khảo, Ban giám khảo hỏi
thêm một số câu hỏi rồi bỏ phiếu. Người có số phiếu cao trong 3 thí sinh là ông
Nguyễn Đức Cường (Phó Giám đốc Sở Y tế) đã trúng tuyển.
Tiếp đến, Hải Phòng, Quảng Nam,
Quảng Ninh và Đà Nẵng cũng đã bổ nhiệm hàng chục vị trí chức danh cán bộ lãnh
đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị thông qua thi tuyển. UBND TP.HCM thì triển
khai Đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương trong
các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tại thành phố. Dự kiến hết
năm 2014, TP.HCM sẽ có “lứa” cán bộ lãnh đạo cấp phòng đầu tiên thông qua thi
tuyển và địa phương này cũng đã tính tới việc thi tuyển cả chức danh Chủ tịch,
Phó Chủ tịch UBND quận, huyện.
Hơi chậm so với các địa phương trên
nhưng UBND TP.Hà Nội đã giao Sở Nội vụ xây dựng và triển khai thực hiện đề án
thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo ở cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp thuộc thành phố.
Bên cạnh thể hiện sự dân chủ, việc
thi tuyển cán bộ cấp lãnh đạo còn nói lên sự quyết tâm đưa công cuộc cải cách
thủ tục hành chính vào quy củ, nâng cấp chất lượng cán bộ. Sự tích cực của các
địa phương trong việc đổi mới quy trình và nâng cao chất lượng bổ nhiệm cán bộ
lãnh đạo, quản lý góp phần hiện thực hóa chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ liên
quan đến việc thi tuyển vị trí lãnh đạo công khai, với mục tiêu tránh tình
trạng “sống lâu lên lão làng”, chạy chức, chạy quyền.
Tư pháp đi đầu, Giao thông quyết
liệt
Hòa chung sự mạnh dạn của các địa
phương, khối Bộ, ngành bắt đầu rục rịch tăng tốc với sự mở màn của Bộ Tư pháp
khi tổ chức thi tuyển chức danh Phó Giám đốc Học viện Tư pháp hồi tháng 3/2014
cũng như sự tích cực của Bộ GTVT khi thi tuyển hàng loạt chức danh lãnh đạo các
Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ bắt đầu từ tháng 4 năm nay và trong cả năm 2015 tới
đây.
Cùng chung ý tưởng thí điểm tuyển
chọn lãnh đạo, song đối tượng dự thi và tiêu chuẩn của người dự thi được Bộ Tư
pháp quy định “thoáng” hơn rất nhiều so với Bộ GTVT. Không bó hẹp đối tượng
tham gia thi tuyển phải nằm trong nguồn quy hoạch như Bộ GTVT, Bộ Tư pháp đã mở
rộng tới cả những người ngoài quy hoạch ở trong và ngoài ngành, người lao động
trong các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, pháp chế các bộ, ngành để
mở rộng đối tượng tham gia, thu hút những cán bộ có năng lực.
Đối với nguồn ngoài quy hoạch, nguồn
ngoài Bộ không có điều kiện về mặt lý luận cao cấp hay trình độ về quản lý nhà
nước, sẽ được “nợ” tiêu chuẩn, trong trường hợp khi được bổ nhiệm sẽ hoàn thiện
tiêu chuẩn đó. Và cuộc thi tuyển tháng 3 với người trẻ tuổi hơn trúng tuyển đã
phần nào chứng minh sự thành công của Đề án thí điểm khi có Bộ trưởng muốn tham
khảo kinh nghiệm tổ chức từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường.
Còn điều kiện chung với tất cả các
chức danh thi tuyển được Bộ GTVT đưa ra là có 5 năm công tác trở lên trong
ngành, lĩnh vực liên quan đến công việc của chức danh thi tuyển; trong đó có ít
nhất 3 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành liên quan
đến công việc của chức danh thi tuyển; bảo đảm tuổi khi bổ nhiệm không quá 55
đối với nam và không quá 50 đối với nữ… và các tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức
danh. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng từng khẳng định, chỉ có tổ chức thi tuyển
mới đảm bảo được sự công khai, minh bạch, dân chủ, lựa chọn được đúng người,
tránh được tiêu cực.
Như vậy có thể thấy, cách thức tổ
chức thi tuyển của các Bộ, ngành, địa phương không đi theo một mô hình thống
nhất nào mà tùy thuộc vào thực tế của từng Bộ, từng địa phương. Tuy nhiên, hiệu
ứng từ phương thức thi tuyển này đã bước đầu chứng minh tính tích cực của nó
khi các vị lãnh đạo được bổ nhiệm đều rốt ráo biến “chương trình hành động” của
mình đi vào thực tế, nâng cao rõ rệt hiệu quả công việc.
Đặc biệt, để có được cách làm bài
bản trong tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, vào những ngày cuối tháng 11
vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 2247/VPCP-TCCV truyền đạt ý kiến
của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Nội vụ nghiên cứu kết quả tổ
chức thi tuyển chức danh cấp trưởng đối với một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
GTVT, từ đó hoàn thiện Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản
lý cấp Vụ, cấp Sở, cấp Phòng”.
|