DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 39
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Tránh bỏ sót quyền nhân thân của cá nhân trong các quan hệ dân sự

Bộ luật Dân sự là một trong những bộ luật “rường cột” của hệ thống pháp luật nên những nội dung sửa đổi của Bộ luật này tác động mạnh mẽ đến các quan hệ dân sự trong bối cảnh ngày càng có nhiều biến động.

Đề nghị bổ sung quyền được chuyển giới của cá nhân

Trong thời gian qua, ở Việt Nam ngày càng có nhiều người đã thực hiện việc chuyển giới ở nước ngoài về nước, làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý, xã hội liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của những người này. Vì thế, có ý kiến cho rằng cần bổ sung quyền được chuyển giới của cá nhân vào trong Bộ luật Dân sự (BLDS). 

Theo quan điểm của Chính phủ, việc nghiên cứu, xem xét giải quyết vấn đề thực tiễn này là cần thiết, nhưng đây là vấn đề lớn, phức tạp nên cần phải có thời gian để nghiên cứu một cách thấu đáo. Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 9. 

Nhưng trước mắt, để quy định của BLDS có tính bao quát, tạo điều kiện thuận lợi cho pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể về những vấn đề liên quan, Điều 41 Dự thảo Bộ luật về quyền xác định lại giới tính, thay vì quy định cụ thể các trường hợp được xác định lại giới tính như BLDS hiện hành thì chỉ ghi nhận một nguyên tắc chung. 

Theo đó: Cá nhân là người thành niên có quyền được xác định lại giới tính trong trường hợp luật quy định; người đại diện theo pháp luật chỉ có quyền yêu cầu xác định lại giới tính của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong các trường hợp luật định; việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của luật.

Không lẫn lộn giữa hình thức sở hữu và chế độ sở hữu

Đó là quan điểm được UBTVQH lưu ý với Ban soạn thảo Dự thảo BLDS (sửa đổi) liên quan đến việc qui định các hình thức sở hữu. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, cần làm rõ ràng giữa hình thức sở hữu và chế độ sở hữu mới xác định được có bao nhiêu hình thức sở hữu được qui định trong BLDS vì chế độ sở hữu và hình thức sở hữu là khác nhau. Thực tế, sở hữu toàn dân thì cũng là sở hữu chung. 

“Nói sở hữu toàn dân thì cũng phải có chủ thể thực hiện, đó là Nhà nước, nên phải qui định là “sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện” theo đúng Hiến pháp và Luật Đất đai” – Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

Ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng nhận xét, theo qui định của Dự thảo, dường như “đang có sự lẫn lộn giữa hình thức sở hữu và chế độ sở hữu”, cần làm rõ sự “lẫn lộn” này và có sự tiếp thu quy định tại luật hiện hành, phù hợp với hội nhập quốc tế. Nhiều ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ về qui định ba hình thức sở hữu là: sở hữu nhà nước, sở hữu chung (có thể bao gồm cả sở hữu tập thể) và sở hữu tư nhân trong Dự thảo.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Dự thảo nên cân nhắc về qui định các hình thức sở hữu trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) thể hiện được định hướng và bản chất của Nhà nước ta trong vấn đề sở hữu. Vì thế, “dùng khái niệm “sở hữu riêng” để nổi bật được tuyên bố của Nhà nước về vấn đề bảo hộ, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân” – ông Uông Chu Lưu nhấn mạnh. 

BLDS hiện hành quy định 6 hình thức sở hữu. Trên cơ sở đó, Chính phủ đề xuất qui định hình thức sở hữu bao gồm sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung. Trong đó, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý các tài sản thuộc sở hữu toàn dân nên cần có chế độ pháp lý riêng biệt về hình thức sở hữu này trong BLDS để Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản này. 

Nhưng quá trình góp ý Dự thảo vẫn có ý kiến cho rằng chỉ nên qui định sở hữu riêng và sở hữu chung vì sở hữu toàn dân thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Các ý kiến này cũng lưu ý, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân có sự khác biệt với các hình thức sở hữu chung khác nên dù sở hữu toàn dân không phải là một hình thức sở hữu độc lập nhưng cần quy định thành một mục riêng trong chế định về sở hữu chung. 

Lấy ý kiến nhân dân phải thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí

Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của nhân dân trong việc góp ý vào nội dung Dự thảo BLDS (sửa đổi), Chính phủ dự kiến 10 vấn đề trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) cần tập trung lấy ý kiến nhân dân. 

Tại phiên họp sáng qua (23/12), tán thành đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, UBTVQH đề nghị thời gian lấy ý kiến từ ngày 1/01/2015 và đến ngày 5/04/2015 thông qua 3 đầu mối là Chính phủ, UBND; Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TANDTC, VKSNDTC với yêu cầu “thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí, tạo điều kiện cho nhân dân đóng góp ý kiến thuận lợi”. Trên cơ sở kết quả tổng hợp ý kiến góp ý, Chính phủ sẽ tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo BLDS (sửa đổi), báo cáo UBTVQH và trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9.

(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Tích cực triển khai kê khai và nộp thuế điện tử (9/2/2015)
Nghệ An: Công tác tuyên truyền PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm (9/2/2015)
Cơ cấu tổ chức Sở tư pháp phù hợp tình hình địa phương (9/2/2015)
Giao huyện, xã ban hành văn bản pháp luật chỉ là ngoại lệ (9/2/2015)
Dân hỏi Bộ trưởng trả lời: Điểm mới trong Luật Hộ tịch (9/2/2015)
Phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (9/2/2015)
Hoàn thiện quy định chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành cty cổ phần (9/2/2015)
Đại diện Bộ Tư pháp trao đổi kinh nghiệm triển khai hoạt động đo lường Chỉ số SIPAS tại Hội thảo tăng cường năng lực công chức chuyên trách cải cách hành chính 18/12/2014 (9/2/2015)
Mở ra một trang mới trong đăng ký hộ tịch (9/2/2015)
Rút ngắn thời gian và thủ tục hành chính tư pháp (9/2/2015)
10 Sự kiện Pháp luật tiêu biểu năm 2014 (9/2/2015)
Thi hành án dân sự trong quân đội: Triển khai tốt Luật Sửa đổi (9/2/2015)
Không để xảy ra đình công không đúng quy định (9/2/2015)
Không cho đấu giá trực tuyến là tụt hậu (9/2/2015)
Khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý về PPP (9/2/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design