DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 27
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Giao huyện, xã ban hành văn bản pháp luật chỉ là ngoại lệ

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, giao thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật cho chủ thể nào, đến đâu thì chỉ được làm cái đó thì mới có chuyện “thổi còi” nếu cấp nào “vượt rào”. Muốn vậy, Dự thảo Luật cần liệt kê rõ các loại văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của từng chủ thể”. Cho ý kiến về Dự thảo Luật Ban hành văn bản pháp luật (VBPL) chiều qua (22/12), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) còn nhiều băn khoăn về các loại văn bản (VB) được điều chỉnh trong Dự thảo vì nó liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm tổ chức thực hiện và “phát quang” hệ thống VBPL, tránh sự chồng chéo, trùng lắp.

Ước tính, hiện hệ thống VBPL của nước ta có khoảng 100.000 VB. Trong khi ở Hàn Quốc, đến 15.000 VB đã báo động “đỏ”, thành lập Ủy ban rà roát do Tổng thống đứng đầu, rà soát lại còn 5.000 VB để người dân thực hiện. 

Băn khoăn về nghị định “không đầu”

Nhiều ý kiến tán thành qui định thẩm quyền của Chính phủ ban hành Nghị định “không đầu” (Nghị định quy định về những vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật, pháp lệnh) nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. 

Theo ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trước mắt cần tiếp tục quy định giao Chính phủ ban hành Nghị định “không đầu”, trừ trường hợp quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân và vấn đề khác theo quy định của Hiến pháp là phải ban hành dưới hình thức luật. 

“Nhưng trước khi Chính phủ ban hành nghị định quy định những vấn đề này cần phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội” – ông Lý đề nghị. 

Tuy nhiên, xét theo nguyên tắc pháp chế, có một số ý kiến khác đề nghị không giao Chính phủ ban hành loại nghị định này. Trường hợp cần thiết, Chính phủ có thể trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành luật, pháp lệnh theo quy trình rút gọn. Hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp thường xuyên mỗi tháng một lần, do đó có thể xem xét, ban hành sớm văn bản, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. 

Giao huyện, xã ban hành văn bản pháp luật chỉ là ngoại lệ

Thẩm quyền, hình thức ban hành văn bản của cấp huyện, cấp xã cũng là một vấn đề chưa đạt được sự thống nhất khi thảo luận về Dự thảo này.  Trong khi một số ý kiến đề nghị không quy định cấp huyện, cấp xã được ban hành VBPL vì lo ngại trước tình trạng “rừng luật” hiện nay thì Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, để bảo đảm chính quyền cấp huyện, cấp xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn tự chủ của mình, việc giao cho cấp chính quyền này thẩm quyền ban hành VBPL là cần thiết, nhưng phải quy định chặt chẽ, rõ ràng về phạm vi, điều kiện, quy trình, thủ tục ban hành. 

“Không để như hiện nay khiến chất lượng và số lượng ban hành  không đảm bảo yêu  cầu” – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật lưu ý. 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh: “Việc giao cho cấp huyện, xã, đơn vị hành chính đặc biệt ban hành VBPL là thuộc thẩm quyền của Quốc hội không phải nguyên tắc lập pháp mà chỉ là ngoại lệ để các cấp này thực hiện thẩm quyền tự quản. Còn lại phải chấp hành pháp luật Trung ương, nếu không sẽ có tình trạng “phép vua không bằng lệ làng” là nguy hiểm”. 

Theo những ý kiến đề nghị quy định cấp huyện, cấp xã được ban hành VBPL, quy định thẩm quyền ban hành VBPL của chính quyền cấp huyện, cấp xã nhằm thực hiện quản lý nhà nước để triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương. Hơn nữa, đây là cấp chính quyền có quyền quản lý nhà nước thì tại sao lại không quy định thẩm quyền ban hành VBPL để là công cụ quan trọng thực hiện quản lý nhà nước. 

Bộ trưởng Hà Hùng Cường đề nghị: “Những cơ quan áp dụng pháp luật nên cân nhắc không giao cho quyền ban hành VBPL thì hệ thống pháp luật đơn giản hơn, dễ thực thi hơn”. Việc không qui định hình thức thông tư liên tịch và thông tư của TANDTC, 

VKSNDTC, Kiểm toán Nhà nước không có nghĩa là các cơ quan này không ban hành VB chỉ đạo các cơ quan địa phương của ngành, nhưng các VB này chỉ có hiệu lực nội bộ ngành.

Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị không nên giữ lại thông tư của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thông tư liên tịch của Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC với  Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. 

Ông Phan Trung Lý phản ánh: “Nhiều VB liên tịch làm cả chục năm không ban hành được vì không ai chịu trách nhiệm, và dù có ban hành thì bên nào cũng vẫn giữ quan điểm của mình khi thi hành nên cần thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội qui định chi tiết mà không cần thông tư liên tịch”.

(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Dân hỏi Bộ trưởng trả lời: Điểm mới trong Luật Hộ tịch (9/2/2015)
Phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (9/2/2015)
Hoàn thiện quy định chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành cty cổ phần (9/2/2015)
Đại diện Bộ Tư pháp trao đổi kinh nghiệm triển khai hoạt động đo lường Chỉ số SIPAS tại Hội thảo tăng cường năng lực công chức chuyên trách cải cách hành chính 18/12/2014 (9/2/2015)
Mở ra một trang mới trong đăng ký hộ tịch (9/2/2015)
Rút ngắn thời gian và thủ tục hành chính tư pháp (9/2/2015)
10 Sự kiện Pháp luật tiêu biểu năm 2014 (9/2/2015)
Thi hành án dân sự trong quân đội: Triển khai tốt Luật Sửa đổi (9/2/2015)
Không để xảy ra đình công không đúng quy định (9/2/2015)
Không cho đấu giá trực tuyến là tụt hậu (9/2/2015)
Khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý về PPP (9/2/2015)
Phối hợp tốt trong kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật (9/2/2015)
Tăng cường vai trò của Tòa án trong bảo vệ môi trường (9/2/2015)
Kinh nghiệm thi hành án lớn,phức tạp từ TP.Hồ Chí Minh (9/2/2015)
Đấu giá viên không được nhận tiền của người tham gia đấu giá (9/2/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design