Một là, tập trung phổ biến, quán triệt, triển khai
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nhất là chủ trương, chính sách liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành, bảo đảm thể chế hoá đầy đủ nội dung, tinh
thần của Nghị quyết.
Thực hiện tốt chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó tập trung xây dựng các dự án luật để
tiếp tục cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về bảo vệ, bảo đảm quyền con
người, quyền công dân như Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi),
Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi), Luật Chứng thực và Luật Lý lịch tư pháp (sửa
đổi); phối hợp chỉnh lý, hoàn thiện các dự án Luật Tiếp cận thông tin, Luật Đấu
giá tài sản, Luật Ban hành quyết định hành chính.
Đổi mới và nâng cao chất
lượng công tác góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), gắn kết
với công tác kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra VBQPPL và theo dõi thi hành
pháp luật, trong đó chú trọng việc đánh giá tác động của các chính sách, đảm
bảo kiểm soát chặt chẽ tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của VBQPPL. Tăng cường
theo dõi, đôn đốc, giám sát việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh.
Hai là, triển khai thi hành kịp thời, có hiệu quả
các luật có hiệu lực trong năm 2016; tập trung quyết liệt, bảo đảm thực hiện
tốt những quy định mới của Luật Ban hành VBQPPL. Chuẩn bị các điều kiện cần
thiết để thực hiện tốt Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015 và Nghị quyết
của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật này bảo đảm đồng bộ với việc triển khai
thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Luật Tố
tụng Hành chính 2015; thực hiện các biện pháp thiết thực, cụ thể nhằm đưa các
chính sách mới mang tính cải cách trong các bộ luật này, nhất là các quy định
về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, thúc đẩy phát triển kinh tế
thị trường đi vào cuộc sống. Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật Đăng ký tài
sản.
Ba là, đổi mới phương thức và tăng cường hiệu quả công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, nhất là các bộ luật, luật, nghị quyết mới được Quốc
hội thông qua; ứng dụng công nghệ thông tin triệt để trong lĩnh vực này…Tổ chức
tốt Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ II.
Bốn là, triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả
Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa
công tác đăng ký, thống kê hộ tịch, trong đó tập trung triển khai thực hiện thí
điểm đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân gắn với việc xây dựng Cơ sở
dữ liệu hộ tịch điện tử và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án tổng thể đơn giản
hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân, tiến tới xây dựng, hoàn thiện Cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện đồng bộ trên phạm vi toàn quốc.
Năm là, nâng cao chất lượng công tác thi hành án
dân sự, hành chính, bảo đảm sự phát triển bền vững, phấn đấu đạt hoặc vượt các
chỉ tiêu được giao trong Nghị quyết của Quốc hội về công tác tư pháp, trong đó
tập trung giảm lượng án tồn đọng xuống dưới 200.000 vụ việc.
Sáu là, tập trung triển khai hiệu quả hơn nữa Luật
Xử lý vi phạm hành chính; tiến hành rà soát các quy định của pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính với Bộ luật Hình sự (sửa đổi), đồng thời tổng hợp kịp thời
các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi để đề xuất sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Tiếp tục thực hiện các
nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 77/2014/QH13 của Quốc hội liên quan đến
việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào các cơ sở cai
nghiện bắt buộc; tập trung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thống
nhất, đồng bộ các quy định của pháp luật liên quan đến các biện pháp xử lý hành
chính.
Xây dựng Cơ sở dữ liệu
quốc gia về xử lý vi phạm hành chính. Tăng cường công tác theo dõi tình hình
thi hành pháp luật gắn với kiểm tra VBQPPL và kiểm soát thủ tục hành chính,
trong đó tập trung vào lĩnh vực nhà ở xã hội, người có công.
Bảy là, đổi mới mạnh mẽ việc giải quyết thủ tục
hành chính cho cá nhân, tổ chức theo hướng tập trung, trực tiếp giải quyết công
việc, có sự giám sát chặt chẽ của cấp có thẩm quyền, sự phối hợp, chia sẻ thông
tin giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan…
Tám là, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bổ
trợ tư pháp, trong đó tập trung thực hiện việc chuyển đổi mô hình hoạt động các
Phòng công chứng, Văn phòng công chứng theo quy định của Luật Công chứng; phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội chỉnh lý, hoàn thiện, sớm trình Quốc
hội thông qua Dự án Luật Đấu giá tài sản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để
tổ chức thực hiện tốt Luật này sau khi Quốc hội thông qua. Phối hợp với Liên
đoàn Luật sư Việt Nam trong việc kiện toàn chức danh lãnh đạo Liên đoàn, đảm
bảo hoạt động của Liên đoàn ngày càng hiệu quả, ổn định.
Tổ chức thực hiện thống nhất,
đồng bộ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác trợ
giúp pháp lý trên phạm vi cả nước. Tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết của
Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại tại các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; nghiên cứu đề xuất việc xây dựng Luật Thừa phát lại.
Chín là, xử lý kịp thời các vấn đề pháp lý phát
sinh trong quá trình hội nhập quốc tế, đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước
quốc tế.
Mười là, thực hiện tốt việc chuyển giao thế hệ lãnh
đạo Bộ. Nâng cao hơn nữa kỷ cương, kỷ luật công vụ trong toàn ngành…Triển khai
có kết quả Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm
đào tạo cán bộ về pháp luật và Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm
lớn đào tạo các chức danh tư pháp.
Mười một là, từng bước hiện đại hóa, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin gắn với cải tiến chế độ báo cáo, thống kê trong các
lĩnh vực quản lý của Bộ; đảm bảo hết năm 2016, 100% các dịch vụ công được cung
cấp trực tuyến ở mức độ 3, tiến tới thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả
trực tuyến hoặc qua đường bưu điện (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4) trong các
lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp, quốc tịch theo tinh thần,
nội dung Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử. |