Hội
nghị lần này nhằm đánh giá một cách tổng thể công tác TTTP trên cơ sở
Luật TTTP từ góc độ thể chế và thực tiễn tổ chức thực hiện từ cấp Trung
ương đến địa phương trong cả 4 lĩnh vực: dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao
người đang chấp hành hình phạt tù. Đồng thời, đề xuất các giải pháp, kiến nghị
lên các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định những định hướng nâng cao hiệu quả
của công tác TTTP đáp ứng yêu cầu mới. Cung cấp cơ sở thực tiễn để đề xuất việc
sửa đổi, bổ sung Luật TTTP; sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới nội dung liên
quan đến TTTP trong các văn bản quy phạm pháp luật đã được đưa vào Chương
trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Theo dự thảo báo cáo
tổng kết, Luật TTTP là đạo luật đầu tiên được Quốc hội ban hành quy
định chuyên về lĩnh vực tương trợ tư pháp. Luật này là một bước tiến quan trọng
trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về pháp
luật và tư pháp. Qua 6 năm thực hiện, Luật TTTP đã chứng tỏ được vai trò của mình,
tạo cơ sở pháp lý để các hoạt động tương trợ tư pháp trong cả bốn lĩnh vực ngày
càng đi vào nề nếp, bài bản và chuyên nghiệp.
Về tổ
chức, bộ máy chuyên trách ở các cơ quan đầu mối đã được hình
thành và hệ thống phối kết hợp giữa các cơ quan, cán bộ làm công tác TTTP
giữa các Bộ, ngành và giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa phương được thiết
lập; Về công tác điều ước quốc tế, hoạt động đàm phán, ký kết, gia nhập
và thực hiện điều ước quốc tế về TTTP trong cả bốn lĩnh vực dân sự, hình sự,
dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù đều được đẩy mạnh không
chỉ ở phạm vi song phương mà cả ở phạm vi khu vực và đa phương; Về hoạt động
ủy thác tư pháp (UTTP), các Bộ, ngành đã xử lý một khối lượng UTTP lớn,
ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về nội dung, tuy chưa đạt kết quả
như mong muốn nhưng đã từng bước góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
trong hoạt động tố tụng dân sự và hình sự; Nhận thức về vai trò và tầm quan
trọng của hoạt động TTTP đã có nhiều chuyển biến tích cực; các Bộ, ngành đã
dành sự quan tâm và đầu tư cho hoạt động này. Dù còn những hạn chế, bất cập
nhất định nhưng vị trí, vai trò của công tác TTTP ngày càng được nâng cao, hợp
tác về TTTP ngày càng đi vào chiều sâu, nội dung thực chất hơn để hỗ trợ cho
các cơ quan tư pháp thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Khánh
Ngọc ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt của Luật TTTP thời gian qua. Chính phủ, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ Công an và các Bộ ngành liên quan đã
có nhiều cố gắng trong việc tổ chức triển khai toàn diện Luật TTTP từ ban hành
các văn bản hướng dẫn thi hành, đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước quốc
tế về TTTP, tuyên truyền, tập huấn cho tới việc tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc trong thực tiễn trong thực tế thi hành Luật.
Bên
cạnh đó nhận thức của các cấp, các ngành về TTTP trong cả bốn lĩnh vực đã được
nâng cao để từ đó có quan tâm đầu tư, thúc đẩy công tác này. Với những nỗ lực
chung đó, mặc dù số lượng yêu cầu TTTP của Việt Nam gửi đi các nước và từ các
nước gửi đến Việt Nam tăng nhanh trong những năm qua nhưng kết quả thực hiện
UTTP vẫn được nâng lên, qua đó góp phần giúp các cơ quan tòa án, thi hành án và
các cơ quan nhà nước khác xử lý, giải quyết các vụ việc dân sự, các vụ án hình
sự đúng pháp luật, khách quan, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và các
bên liên quan được bảo đảm, giúp cho đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng.
Thứ trưởng nhấn mạnh, cần triển khai các giải pháp toàn diện,
đồng bộ của tất cả các cấp, các ngành từ cơ quan trung đến địa phương, từ phối
hợp trong nước đến hợp tác quốc tế, từ hoàn thiện thể chế đến tổ chức thực hiện
để đẩy mạnh công tác TTTP và đề nghị các Bộ, ngành quan tâm cập nhật, bổ sung
thông tin năm 2014 để Bộ Tư pháp xây dựng Báo cáo công tác TTTP năm 2014 của
Chính phủ trình Quốc hội.
|