DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 61
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Hướng dẫn thành lập Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

(Nội dung toàn văn)

Kính gửi:

- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Trung tâm TGPL Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,

Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập theo Quyết định số 1012/QĐ-BNV ngày 06/5/2011. Hội đã tổ chức lễ ra mắt và tiến hành Đại hội lần thứ nhất ngày 30/7/2011 và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 06/10/2011 trên cơ sở Điều lệ Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (phê duyệt kèm theo Quyết định số 1764/QĐ-BNV ngày 06/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).

Để thành lập Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), căn cứ vào Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Điều lệ Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam, Ban Thường vụ Trung ương Hội hướng dẫn việc thành lập Hội ở tỉnh như sau:

Bước 1: Lựa chọn nhóm sáng lập Hội

1.1. Lãnh đạo Sở Tư pháp, lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã nghỉ hưu hoặc đang công tác có thể cùng với Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý hoạt động trên địa bàn tỉnh, các luật sư, thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên và những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật để hình thành nhóm sáng lập Hội. Nhóm sáng lập có khoảng từ 5-7 thành viên tích cực; nhiệt tình, trách nhiệm, đủ điều kiện, có nguyện vọng tham gia thành lập Hội ở tỉnh.

1.2. Nhóm cử ra một người dự kiến làm Trưởng Ban vận động là công dân Việt Nam, thường trú tại tỉnh có năng lực hành vi dân sự đầy đñ, có sức khoẻ và có uy tín trong công tác trợ giúp pháp lý để đại diện cho nhóm liên hệ với Sở Tư pháp đề xuất thành lập Ban Vận động và chuẩn bị điều kiện cần thiết khác có liên quan.

Bước 2: Đề nghị Sở Tư pháp công nhận Ban Vận động thành lập Hội

2.1. Nhóm sáng lập Hội chuẩn bị 02 bộ hồ sơ đề nghị công nhận Ban vận động thành lập Hội, cử người liên hệ và gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp đề nghị ra quyết định công nhận Ban vận động thành lập Hội. Hồ sơ gồm:

+ Đơn xin công nhận Ban vận động thành lập Hội, trong đơn nêu rõ tên Hội, tôn chỉ, mục đích của Hội, lĩnh vực mà Hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập Hội và nơi tạm thời làm địa điểm Hội họp (Có mẫu đơn chi tiết gửi kèm theo hướng dẫn này);

+ Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong Ban vận động thành lập Hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn (ít nhất là 05 người).

+ Ý kiến đồng ý về việc cho phép tham gia thành lập Hội bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhân sự dự kiến là Trưởng Ban vận động thành lập Hội theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

2.2. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu chưa nhận được Quyết định công nhận Ban vận động, nhóm sáng lập liên hệ với Sở Tư pháp đề nghị làm rõ lý do của việc không công nhận.

Bước 3: Triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban vận động thành lập Hội sau khi được Sở Tư pháp ra quyết định công nhận

3.1. Ban Vận động vận động công dân Việt Nam có đủ điều kiện, tiêu chuẩn Hội viên thường trú trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia Hội; dự thảo mẫu đơn đăng ký tham gia thành lập Hội; cung cấp đơn và vận động họ tự nguyện viết đơn đăng ký tham gia thành lập Hội. Khi có ít nhất 50 người đủ điều kiện có đơn đăng ký tham gia thì hoàn thiện hồ sơ xin phép thành lập Hội; tổ chức họp trù bị thành lập Hội; chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ xin phép thành lập Hội.

3.2. Hoàn chỉnh 02 bộ hồ sơ xin phép thành lập Hội gửi đến Sở Nội vụ để xin phép thành lập Hội. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin phép thành lập Hội (Theo mẫu gửi kèm theo hướng dẫn này).

b) Dự thảo Điều lệ của Hội. Nội dung chính của Điều lệ Hội bao gồm: Tên gọi của Hội; Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Hội; Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội; Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội; Thể thức vào Hội, ra Hội, thẩm quyền kết nạp, khai trừ Hội viên; Tiêu chuẩn Hội viên; Quyền, nghĩa vụ của Hội viên; Cơ cấu, tổ chức, thể thức bầu và miễn nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo, ban kiểm tra, các chức vụ lãnh đạo khác của Hội; nguyên tắc, hình thức biểu quyết; Tài sản, tài chính và phương thức quản lý tài sản, tài chính của Hội; Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính; Khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong nội bộ Hội; Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ; Hiệu lực thi hành (Tham khảo thêm Điều lệ gửi kèm theo hướng dẫn này).

c) Dự kiến phương hướng hoạt động của Hội.

d) Danh sách những người trong ban vận động thành lập Hội đã được Sở Tư pháp công nhận trong Quyết định công nhận Ban vận động thành lập Hội.

đ) Lý lịch tư pháp người đứng đầu Ban vận động thành lập Hội.

e) Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của Hội.

g) Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

3.3. Sau 60 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, nếu không nhận được Quyết định cho phép thành lập Hội của Chủ tịch UBND tỉnh (hoặc Giám đốc Sở Nội vụ được Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền) thì liên hệ với Sở Nội vụ để tìm hiểu rõ lý do về việc không cho phép thành lập Hội.

Bước 4: Chuẩn bị tổ chức Đại hội và dự kiến nhân sự của Hội

4.1. Sau khi được Chủ tịch UBND cấp tỉnh cho phép thành lập Hội; Ban vận động tổ chức họp, thống nhất các vấn đề về dự kiến tổ chức Đại hội lần thứ nhất (Dự kiến chương trình Đại hội; dự thảo Điều lệ; dự thảo Kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ tới của Hội; dự kiến nhân sự của Hội; thời gian, địa điểm, đại biểu dự Đại hội; khách mời; nội dung Đại hội và các điều kiện bảo đảm).

4.2. Trước khi tổ chức Đại hội lần thứ nhất, Ban vận động báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Sở Nội vụ nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) và Sở Tư pháp về việc tổ chức Đại hội lần thứ nhất. Nội dung báo cáo bao gồm: Dự kiến chương trình Đại hội; Dự thảo Điều lệ của Hội; Dự thảo Kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ tới của Hội; Dự kiến nhân sự tham gia Ban lãnh đạo Hội (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký; Ủy viên Ban Chấp hành); Ban Kiểm tra; Đoàn Chủ tịch và Thư ký Đại hội; dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức Đại hội, số lượng Đại biểu mời, Đại biểu chính thức tham dự Đại hội.

4.3. Sau 25 ngày kể từ ngày báo cáo đầy đủ về các nội dung được hướng dẫn tại mục 4.2 nêu trên, nếu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Sở Nội vụ được Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền) có văn bản cho phép tổ chức Đại hội thì chuẩn bị, tiến hành Đại hội lần thứ nhất. Trường hợp không nhận được văn bản cho phép thì liên hệ với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Sở Nội vụ được Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền) để được biết rõ lý do về sự không cho phép thành lập.

Bước 5: Tổ chức Đại hội lần thứ nhất

5.1. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập Hội có hiệu lực, Ban vận động thành lập Hội phải tổ chức Đại hội lần thứ nhất. Nếu quá thời hạn trên mà không thể tổ chức Đại hội, thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hết thời hạn tổ chức Đại hội, Ban vận động thành lập Hội có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập Hội đề nghị gia hạn.

5.2. Nội dung chủ yếu trong Đại hội thành lập Hội bao gồm:

- Công bố quyết định cho phép thành lập Hội;

- Thảo luận và biểu quyết Điều lệ của Hội;

- Bầu ban lãnh đạo và Ban kiểm tra của Hội;

- Thông qua chương trình hoạt động của Hội;

- Thông qua Nghị quyết Đại hội.

5.3. Ngay sau Đại hội, trong thời hạn 30 ngày cần tổ chức Họp Ban Chấp hành để bầu Ban Thường vụ, bầu hoặc cử Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký thường trực (nếu có) và hoàn thiện hồ sơ, chỉnh sửa Điều lệ; chương trình hoạt động và các tài liệu khác.

Bước 6: Hoàn tất các thủ tục sau Đại hội lần thứ nhất

6.1. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày Đại hội kết thúc, Ban lãnh đạo Hội gửi tài liệu Đại hội đến cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập Hội. Tài liệu bao gồm:

- Điều lệ và biên bản thông qua Điều lệ Hội;

- Biên bản bầu Ban lãnh đạo, Ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch người đứng đầu Hội;

- Chương trình hoạt động của Hội;

- Nghị quyết Đại hội.

6.2. Quá bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ, hợp pháp đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh (hoặc Sở Nội vụ được Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền) mà chưa nhận được quyết định phê duyệt Điều lệ Hội thì Ban lãnh đạo Hội liên hệ với cơ quan này để tìm hiểu rõ lý do hoặc chỉnh sửa Điều lệ Hội theo yêu cầu của cơ quan này để hoàn chỉnh Điều lệ Hội phù hợp với quy định của pháp luật.

6.3. Sau khi Điều lệ Hội được phê duyệt thì cần liên hệ với cơ quan công an đề nghị khắc con dấu và tiến hành các hoạt động để Hội đi vào hoạt động theo Điều lệ và Chương trình hoạt động của Hội đã đề ra.

Việc triển khai thành lập và xây dựng Điều lệ Hội có vai trò đặc biệt quan trọng, vì thế Ban vận động thành lập Hội căn cứ các quy định về tiêu chuẩn Hội viên của Hội; lựa chọn cơ cấu tổ chức của Hội; xác định các quyền, nghĩa vụ cụ thể của Hội, của các cơ quan lãnh đạo Hội để xây dựng cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và tính chất hoạt động của Hội. Quá trình kiện toàn tổ chức và triển khai các hoạt động của Hội cần bám sát các quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Thông tư số 11/2010/TT-BNV và Điều lệ của Hội cũng như các quy định của pháp luật có liên quan để bảo đảm hoạt động của Hội tuân thủ đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

Trên đây là hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam về việc thành lập Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo cấp tỉnh. Ban Thường vụ Trung ương Hội trân trọng gửi đến Quý cơ quan để xem xét, hướng dẫn và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thành lập Hội tại địa phương.

Trân trọng sự phối hợp, cộng tác của Quý cơ quan./.

 

 Minh Loan

(Nguồn: )
CÁC TIN KHÁC:
Báo cáo hoạt động của Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam năm 2013 và Kế hoạch công tác năm 2014 (14/4/2014)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design