DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 27
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Thư mời chuyên gia đánh giá độc lập

Từ tháng 09/2011, được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Oxfam Novib Hà Lan (ONL), Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam cùng các đơn vị trực thuộc Hội tại 09 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Thái Bình, Phú Yên, Gia Lai) thực hiện Dự án "Tăng cường nhận thức pháp luật và mở rộng cơ hội tiếp cận pháp lý cho người nghèo và các nhóm yếu thế" trong 03 năm ( từ tháng 09/2012-09/2014 và 11/2014-10/2015).

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Chuyên gia đánh giá cuối kỳ Dự án

“ Tăng cường nhận thức pháp luật và mở rộng cơ hội tiếp cận pháp lý cho

người nghèo và các nhóm yếu thế”

 

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam được thành lập năm 2011 theo Quyết định số 1012/QĐ-BNV ngày 06/5/2011 của Bộ Nội vụ và hoạt động theo Điều lệ được Bộ Nội vụ phê duyệt ngày 06/10/2011 tại Quyết định số 1764/QĐ-BNV. Tính đến tháng 8/2015 mạng lưới các Trung tâm trực thuộc của Hội gồm 1 Hội ở địa phương và 13 Trung tâm. Chức năng và nhiệm vụ chính của Hội và các đơn vị trực thuộc là thực hiện tư vấn, tham gia tố tụng miễn phí cho người nghèo và các nhóm yếu thế, thông qua đó truyền thông, phổ biến pháp luật cho người dân nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Từ tháng 09/2011, được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Oxfam Novib Hà Lan (ONL), Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam cùng các đơn vị trực thuộc Hội tại 09 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Thái Bình, Phú Yên, Gia Lai) thực hiện Dự án "Tăng cường nhận thức pháp luật và mở rộng cơ hội tiếp cận pháp lý cho người nghèo và các nhóm yếu thế" trong 03 năm ( từ tháng 09/2012-09/2014 và 11/2014-10/2015).

1.     Mục tiêu Dự án

Mục tiêu tổng thể của Dự án là: Tăng cường các cơ chế thúc đẩy trợ giúp pháp lý và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp cho người dân tộc thiểu số, người thuộc nhóm LGBT, nạn nhân của bạo lực giới, bạo lực gia đình, người di cư trong nước

Các mục tiêu cụ thể của Dự án:

1/ Nâng cao năng lực bộ máy tổ chức Hội và các Trung tâm thuộc Hội; quảng bá và truyền thông về Hội, tăng cường mạng lưới của Hội và các đơn vị phối hợp, thu hút hội viên và phát triển mạng lưới bảo trợ tư pháp nhằm đáp ứng các nhu cầu khác;

2/ Nâng cao năng lực cho hội viên để họ thực hiện bảo trợ tư pháp miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách, phụ nữ, trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số, các nhóm yếu thế khác; giúp họ tiếp cận pháp luật mới; được trang bị các kỹ năng cần thiết để giải quyết các vụ việc, tăng cường năng lực trong phối hợp với các cơ quan Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ, cá nhân trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

3/ Truyền thông, tăng cường nhận thức pháp luật của người nghèo, đối tượng chính sách, phụ nữ, trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm yếu thế khác, mở rộng cơ hội tiếp cận, xây dựng cơ chế thu hút sự chủ động tham gia của họ để họ được tiếp cận.

4/ Tăng cường hoạt động vận động chính sách, tham gia hoàn thiện khung pháp luật và chính sách hỗ trợ triển khai hoạt động hiệu quả trợ giúp pháp lý nhằm đảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhóm đối tượng: người nghèo, đối tượng chính sách, phụ nữ, trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm yếu thế khác.

5/ Tăng cường mối quan hệ của VIJUSAP với các tổ chức quốc tế , tổ chức nghề nghiệp pháp luật trong khu vực và thế trong nghiên cứu, khảo sát, hội thảo, tọa đàm để các đối tác và nhà tài trợ hiểu rõ về TGPL ở Việt Nam, vai trò của Hội trong bảo vệ quyền công dân và quyền con người, thu hút sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp giải quyết vụ việc pháp lý cho các đối tượng yếu thế có yếu tố nước ngoài.

Để thực hiện các mục tiêu này Dự án tổng được chia chia thành 03 Dự án nhỏ tương ứng với 03 năm thực hiện Dự án. Trong mỗi năm của Dự án sẽ tập trung chủ yếu vào một hoặc một số lĩnh vực để đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra:

Năm thứ nhất: Dự án tập trung phát triển mạng lưới hỗ trợ tư pháp tại các tỉnh; thiết lập mối quan hệ với các đối tác, cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội, tham gia góp ý vào việc sửa đổi bổ sung các chính sách pháp luật đồng thời thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo và các nhóm yếu thế;

Năm thứ hai: Dự án tập trung chuyên sâu vào tư vấn, tham gia đại diện, bào chữa miễn phí người nghèo và các nhóm đối tượng yếu thế trong hầu hết các lĩnh vực pháp luật; tham gia góp ý trong các Dự án Luật nằm trong chương trình bổ sung, sửa đổi của Nhà nước.

Năm thứ ba: Dự án tập trung thúc đẩy cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân ở vùng thực hiện Dự án (05 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Phú Yên, Thái Bình)

2.     Mục tiêu của đánh giá cuối kỳ

-       Đánh giá mực độ đạt được các mục tiêu, các kết quả mong đợi của dự án;

-       Đánh giá sự phù hợp, hiệu quả, tác động và tính bền vững của dự án;

-       Những thành công và bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

-       Những đề xuất, khuyến nghị về việc quản lý, thực hiện các dự án tương tự trong tương lai.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÓM CHUYÊN GIA

1.     Nhiệm vụ của chuyên gia

Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia đánh giá độc lập:

(i) Xây dựng kế hoạch hoạt động đánh giá, lập danh mục các tài liệu, văn bản cần chuẩn bị cho hoạt động và gửi Ban quản lý Dự án;

(ii) Xây dựng đề cương báo cáo đánh giá Dự án chi tiết;

(iii) Nhóm chuyên gia sẽ nghiên cứu tất cả các tài liệu của dự án được cung cấp bởi BQL dự án, bao gồm các tài liệu dự án, thỏa thuận dự án với  nhà tài trợ, hàng năm/kế hoạch và báo cáo tiến độ, các sản phẩm của dự án, báo cáo giữa kỳ và báo cáo cụ thể (các hoạt động, khóa đào tạo, hội thảo,..vv), các tài liệu dự án khác có liên quan.

(iv) Xây dựng phương pháp, công cụ đánh giá, bao gồm các bảng hỏi đánh giá .

(v) Tiến hành đi thực địa để gặp gỡ, trao đổi với các đơn vị của Hội đã và đang thực hiện của dự án.

(vi) Tổng hợp thông tin thu thập được và viết báo cáo đánh giá dựa trên mục tiêu đánh giá

2. Những kết quả đầu ra cụ thể

- 01 Kế hoạch hoạt động đánh giá độc lập

- 01 Đề cương báo cáo đánh giá Dự án chi tiết

- 01 Bộ công cụ đánh giá;

- 01 Báo cáo đánh giá cuối kỳ dự án “Tăng cường nhận thức pháp luật mở rộng cơ hội tiếp cận pháp lý cho người nghèo và các nhóm yếu thế” (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất: Đánh giá về mạng lưới thực hiện Dự án.

+ Số lượng các đơn vị trực thuộc đã được thành lập và các địa điểm có khả năng thành lập đơn vị trực thuộc

+ Quy mô của các đơn vị trực thuộc

+Nhân sự của các đơn vị trực thuộc: số lượng, trình độ, kinh nghiệm

Thứ hai: Đánh giá về các hoạt động của Dự án 

+ Đánh giá về tiến độ thực hiện các hoạt động

+Đánh giá về số lượng người tham gia, số lượng người được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động của dự án

+ Đánh giá các chỉ số, kết quả đầu ra của các hoạt động

+ Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đối với các bên liên quan và các đối tượng hưởng lợi từ các hoạt động

Thứ ba: Đánh giá tác động của dự án:

+ Tác động  đối với việc thay đổi, sửa đổi các chính sách pháp luật của Nhà nước

+ Tác động đối với các đối tượng được hưởng lợi từ Dự án

+ Tác động đối với xã hội

Thứ tư: Đánh giá tính bền vững của Dự án

+ Bền vững về tài chính

+ Bền vững về thể chế

- Báo cáo kết quả đánh giá Dự án và bàn giao Báo cáo cho Ban quản lý Dự án.

- Trình bày báo cáo tại Hội thảo Tổng kết dự án.

3. Thành phần và phân công nhiệm vụ

- Nhóm chuyên gia  tư  vấn  đánh  giá độc lập Dự  án gồm 02 chuyên  gia và một cán bộ hỗ trợ;  trong  đó có 01 chuyên gia là Nhóm trưởng. Nhóm chuyên gia chủ động trong việc phân công nhiệm vụ để đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả công việc.

-Trưởng nhóm  chịu  trách  nhiệm điều  hành  công  việc chung và chịu trách nhiệm chính về các sản phẩm giao nộp cuối cùng. Chuyên gia là thành viên và cán bộ hỗ trợ làm việc dưới sự điều hành trực tiếp của Nhóm trưởng và cùng chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng.

4. Yêu cầu trình độ và chuyên môn

-         Trưởng nhóm và chuyên gia phải có bằng thạc sĩ hoặc cao hơn trong  lĩnh vực pháp luật và đã có ít nhất 10 năm làm việc trong lĩnh vực quản lý, giám sát, đánh giá các Dự án phát triển;

-         Cán bộ hỗ trợ phải có bằng cử nhân Luật và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực hiện, quản lý, giám sát, đánh giá các Dự án phát triển;

-         Sử dụng thành thạo tiếng Anh (nói, đọc và viết);

-         Có hiểu biết nhất định về các chính sách hỗ trợ cho người nghèo và các nhóm yếu thế;

-         Có kỹ năng tin học văn phòng và khai thác các nguồn dữ liệu trên internet;

-         Có kỹ năng làm việc nhóm;

-         Có tinh thần làm việc trung thực, nghiêm túc và chuyên nghiệp.

5. Thời gian thực hiện

Đánh giá cuối kỳ dự án được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1/11/2015 – 31/12/2015

Hạn nộp sản phẩm:

- Kế hoạch hoạt động đánh giá độc lập: 10/11/2015

- Đề cương Báo cáo đánh giá Dự án chi tiết: 15/11/2015

- Bộ công cụ đánh giá Dự án: 25/11/2015

- Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo đánh giá cuối kỳ: 15/12/2015

- Hoàn thiện Báo cáo đánh giá cuối kỳ bằng tiếng Việt  (sau khi được chỉnh sửa, hoàn thiện dựa trên góp ý của các bên liên quan): 25/12/2015

- Nộp báo cáo bằng tiếng Anh và tiếng Việt : 31/12/2015

6. Các hoạt động

 

Stt

Hoạt động

Thời gian

thực hiện

Địa diểm

1

Nghiên cứu các tài liệu của Dự án được cung cấp bởi Ban quản lý Dự án

8 ngày

Nhóm chuyên gia tự sắp xếp hoặc có thể nghiên cứu tại Vp Hội

2

 Lập kế hoạch đánh giá chi tiết và thống nhất kế hoạch giữa các chuyên gia và Ban quản lý dự án

2 ngày

Vp Hội

3

Dự thảo đề cương đánh giá chi tiết và thống nhất đề cương chi tiết

5 ngày

Nhóm chuyên gia tự sắp xếp

4

Khảo sát các đơn vị thuộc Hội đang thực hiện Dự án

5 ngày

Các tỉnh Dự án

5

Xây dựng bộ công cụ đánh giá Dự án

5 ngày

Nhóm chuyên gia tự sắp xếp

6

Hoàn thiện và nộp Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo đánh giá dự án tới Ban quản lý Dự án

20 ngày

Nhóm chuyên gia tự sắp xếp

7

Họp nhóm chuyên gia và Ban quản lý Dự án thảo luận và góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo đánh giá Dự án

5 ngày

Vp Hội

8

Hoàn thiện Báo cáo đánh giá Dự án dựa trên góp ý của các bên liên quan (bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh)

8 ngày

Nhóm chuyên gia tự sắp xếp

9

Báo cáo kết quả đánh giá Dự án và bàn giao Báo cáo cùng các tài liệu liên quan tới Ban quản lý Dự án

 2 ngày

Vp Hội

 

Tổng số ngày

60 ngày

 

 

7. Địa điểm làm việc

Tại Hà Nội và  các tỉnh/Tp dự án (nếu cần).

8. Thù lao

          (Nhóm tư vấn đề xuất)

Liên hệ:

          Mọi thông tin xin liên hệ:

Ms.Nguyễn Khánh Ngọc - cán bộ điều phối Dự án, Sđt: 0903448474;

Hoặc Văn phòng Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam:

Địa chỉ: 93 Trúc Bach, Ba Đình, Hà Nội

Sđt: 0437154286,

Email: baotrotuphapvn@gmail.com ; baotrotuphapvn@yahoo.com

Hồ sơ bao gồm:  Chuyên gia phải nộp 03 bộ hồ sơ bao gồm:

                   - Biên bản họp bầu trưởng nhóm.

                   - Thư bày tỏ quan tâm.

                   - Hồ sơ năng lực cá nhân (CV) của chuyên gia (kèm theo bằng cấp phô tô công chứng).

Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại trụ sở Văn phòng Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam, số 93 Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội. Hoặc qua thư điện tử: baotrotuphapvn@gmail.com

Hạn nộp hồ sơ: trước ngày 30/10/2015

(Nguồn: )
CÁC TIN KHÁC:
Thông báo thay đổi địa chỉ Văn phòng Trung ương Hội Bảo Trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (5/11/2014)
Thông báo tham dự Lễ Công bố Chiến lược phát triển của Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (VIJUSAP) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (5/11/2014)
Thông báo tuyển dụngTư vấn viên pháp luật của Trung tâm Tư vấn pháp luật & Vận động chính sách (ALAC) (26/9/2014)
Hướng dẫn thành lập Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. (29/4/2014)
Báo cáo hoạt động của Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam năm 2013 và Kế hoạch công tác năm 2014 (14/4/2014)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design