·
5 trường hợp thân nhân được hưởng tiền tuất hàng...
Năm 1993, Hội đồng giám định y khoa tỉnh Hà Tây (cũ) giám định bố
bà Canh bị mất 85% sức khỏe, được hưởng trợ cấp người phục vụ. Ngày
3/4/1994 bố bà Canh chế do vết thương tái phát.
Bà Canh hỏi, bố bà chết do vết thương tái phát thì có được công
nhận là liệt sĩ không và nếu được thì thủ tục cần những gì? Khi bố bà
chết, chị em bà chưa đủ 18 tuổi thì có được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng
không? Ông nội bà sinh năm 1935, khi bố của bà chết thì ông của bà 58 tuổi nên
chưa được hưởng trợ cấp. Vậy, ông nội bà bao nhiêu tuổi thì được hưởng trợ cấp
tuất của bố? Gia đình có được truy lĩnh số tiền trợ cấp những năm trước không?
Nếu có thì thủ tục phải làm thế nào?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Kiên, Phó Cục trưởng Cục
Người có công (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) trả lời như sau: .
Về việc xác nhận là liệt sĩ: Theo bà Canh trình bày thì ông Dương Văn
Kiểu là bệnh binh hạng 1 (có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh
tật từ 81% trở lên) đồng thời là thương binh hạng 4 (có tỷ lệ suy giảm
khả năng lao động do thương tật từ 21% đến 40%).
Theo quy định hiện hành (khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh ưu đãi người có công
với cách mạng; khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của
Chính phủ) thì không xem xét xác nhận liệt sĩ đối với bệnh binh từ trần, còn
việc xem xét xác nhận liệt sĩ đối với thương binh từ trần do vết thương cũ tái
phát chỉ áp dụng đối với thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động
do thương tật từ 61% trở lên.
Về trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân: Ông Dương Văn Kiểu chết
ngày 3/4/1994, vào thời điểm này chế độ trợ cấp vì mất người nuôi dưỡng đối với
thân nhân của bệnh binh hạng 1 được thực hiện theo quy định tại Thông tư số
48-TBXH ngày 30/9/1985 của Bộ Thương binh và Xã hội (nay là Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội) hướng dẫn Nghị định số 236-HĐBT ngày 18/9/1985
của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Thân nhân được xét hưởng trợ cấp
tiền tuất hàng tháng là những người không có sức lao động mà bệnh binh khi còn
sống có trách nhiệm phải nuôi dưỡng (như quy định tại khoản 2 Tiết 5 Chương II
Thông tư số 104/LB-QP ngày 12/4/1965 của Liên Bộ Quốc phòng – Công an – Nội vụ
đối với thân nhân của quân nhân), cụ thể như sau:
"a) Những người sau đây được coi là không có sức
lao động:
- Già yếu, nam từ 60 tuổi trở lên, nữ từ 55 tuổi trở
lên.
- Ốm đau, tàn tật không còn khả năng lao động (bị bệnh
liệt, hỏng 2 mắt, què cụt…).
- Trẻ em chưa đến tuổi lao động: từ 16 tuổi trở xuống
hoặc còn đi học thì đến hết 18 tuổi.
b) Những thân nhân khi còn sống phải nuôi dưỡng được
xét trợ cấp tiền tuất hàng tháng là:
- Vợ, con (kể cả con mà khi bệnh binh chết vợ đang có
thai chưa đẻ), cha, mẹ đẻ không có sức lao động là những thân nhân đương nhiên
phải nuôi dưỡng.
- Những thân nhân khác như: ông, bà, cha mẹ chồng, cha
mẹ vợ, em ruột không có sức lao động thì lúc còn sống bệnh binh phải thực sự
nuôi dưỡng và khi bệnh binh chết những thân nhân đó không có nơi nương tựa mới
được xét trợ cấp tiền tuất hàng tháng.
Việc xét trợ cấp tiền tuất hàng tháng là căn cứ vào
tình hình của gia đình lúc bệnh binh chết. Nếu khi bệnh binh chết mà thân nhân
không đủ điều kiện hưởng tuất thì được hưởng trợ cấp một lần".
Đối chiếu quy định nêu trên, vào thời điểm ông Dương Văn Kiểu chết mà
các con đã trên 16 tuổi nhưng không còn đi học, cha đẻ chưa đủ 60 tuổi thì đều
không đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng mà chỉ hưởng trợ cấp một lần.
|