Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả
lời như sau:
Điều 144 của Bộ Luật lao động năm 2012 quy định trách nhiệm của người sử
dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động. Người lao động được hưởng chế
độ quy định tại Điều 144 này là người bị tai nạn lao động được quy định tại
Điều 142 của Bộ luật Lao động năm 2012.
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 3 Thông tư liên tịch số
12/2012/TTLT-BLĐTBXH – BYT ngày 21/5/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê báo cáo tai nạn lao
động, nếu đủ căn cứ để chứng minh tai nạn xảy ra đối với ông Hoàng Đức Long khi
đi từ nơi ở đến nơi làm việc xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý thì tai
nạn đó được coi là tai nạn lao động. Đây là căn cứ để lập hồ sơ giải quyết các
chế độ đối với người bị tai nạn được coi là tai nạn lao động theo quy định của
pháp luật về lao động, bao gồm:
- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động từ người sử dụng lao động tuỳ
theo mức độ suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm a, Khoản 1 mục II
Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/4/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp đối với người lao động
bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, nếu ông Hoàng Đức Long
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Hiện nay, pháp luật chưa quy định các trường hợp được coi là tai nạn lao
động được hưởng mọi chế độ như người bị tai nạn lao động (bao gồm cả chi
phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị).
|