Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng -
Đoàn luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của ông Trọng như sau:
Chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp
giảng dạy
Ngày 6/10/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu
đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong cơ sở giáo dục công lập.
Ngày 23/1/2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính đã ban
hành Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT- BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện
Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ
phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo
dục công lập.
Theo điểm b, khoản 2 Mục I Thông tư này, các nhà giáo không được tính
hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền
lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy
liên tục trên 3 tháng.
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở
lên.
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của
Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành.
- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế
Ngày 4/7/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp
ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công
lập.
Ngày 19/1/2012, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư
liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 56/2011/NĐ-CP. Theo Điều 3 của Thông tư này, thời gian không được
tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế gồm:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền
lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
- Thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực
tiếp làm chuyên môn y tế theo nhiệm vụ được phân công đối với công chức, viên
chức.
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên.
- Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật
về bảo hiểm xã hội.
- Thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm
chuyên môn y tế từ 1 tháng trở lên.
- Thời gian được cơ quan có thẩm quyền điều động đi công tác, làm việc
không trực tiếp làm chuyên môn y tế liên tục từ 1 tháng trở lên.
Đề nghị ông Hồ Đức Trọng đối chiếu các quy định nêu trên vào từng đối
tượng và trường hợp cụ thể để rõ.
Luật sư Trần Văn Toàn
VPLS Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà
Nội
|