Tập trung đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Hiến pháp, pháp
luật, Báo
cáo chỉ ra cả thành tựu cùng những hạn chế, yếu kém trong cả nhiệm kỳ công
tác 2011-2016 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
"Những thành tựu, kết quả đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém trên
các lĩnh vực có phần đóng góp và trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ", Báo cáo thẳng thắn, khách quan nhìn
nhận. Từ đó, Báo cáo nêu ra năm nhóm bài học kinh nghiệm:
Thứ nhất, phải quán triệt, thể chế hóa kịp thời, phù hợp chủ trương đường lối của
Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; sáng tạo trong tư duy phát triển, lấy
lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân làm mục tiêu cao nhất. Tập
trung sức hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền
và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển nhanh
và bền vững.
Thứ hai, trong chỉ đạo, điều hành, phải bám sát chức năng nhiệm vụ, thực hiện tốt
nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường đoàn kết thống nhất, phát huy vai trò
của tập thể Chính phủ, đề cao trách nhiệm của Thủ tướng và các thành viên Chính
phủ. Đặc biệt chú trọng đánh giá đúng tình hình, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp phù hợp và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng
bộ, toàn diện, có trọng tâm trọng điểm, gắn trước mắt với cơ bản lâu dài và ứng
phó kịp thời với diễn biến mới của tình hình. Bám sát thực tiễn, tháo gỡ khó
khăn vướng mắc và nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay. Đề cao trách nhiệm của đội
ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu. Lấy kết quả thực hiện để đánh giá tính đúng
đắn của chính sách và năng lực quản lý điều hành.
Đặc biệt, Báo cáo nhấn mạnh, trong điều kiện khó khăn càng phải tăng cường
bảo đảm an sinh xã hội và chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của người dân. Chú
trọng phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng đặc biệt khó khăn. Thực hiện nhất quán, thiết thực phát triển văn hóa và
tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước phát triển. Tăng cường quyền làm chủ
của người dân, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm,
là chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.
Thứ tư, song song với phát triển kinh tế, phải tăng cường quốc phòng an
ninh, bảo đảm độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Phát huy cao nhất
các nguồn lực trong nước, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, thu hút mạnh và
sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài. Không ngừng nâng cao uy tín, vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cuối cùng, phải thường xuyên tăng cường khối đại đoàn kết và phát huy sức
mạnh tổng hợp của toàn dân tộc; tập trung làm tốt công tác vận động quần chúng,
thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, tăng cường kỷ luật kỷ cương và
phối hợp chặt chẽ các tổ chức trong hệ thống chính trị để triển khai thực hiện
hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước.
|